Tưởng trẻ béo mập, mũm mĩm là mới là khỏe mạnh, dễ thương, ai biết được những hậu quả tai hại như thế này

Khi nuôi con, người mẹ, người bà nào cũng mong con mau lớn, mũm mĩm, mập mạp.

Trong mắt nhiều bà, nhiều mẹ, trẻ mũm mĩm là khỏe mạnh, dễ thương. Chính vì vậy, khi trẻ ham ăn, ăn nhiều, ông bà, bố mẹ đều rất vui lòng, thậm chí còn đi khoe với tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc cân nặng của trẻ vượt quá tiêu chuẩn, sẽ gây ra vô số những hậu quả tai hại.

Những đứa trẻ nào “mũm mĩm”

Béo phì ở trẻ em chủ yếu được đánh giá dựa trên tỷ lệ BMI (cân nặng) (kg)/ (chiều cao)2.

Tưởng trẻ béo mập, mũm mĩm là mới là khỏe mạnh, dễ thương, ai biết được những hậu quả tai hại như thế này

Tưởng trẻ béo mập, mũm mĩm là mới là khỏe mạnh, dễ thương, ai biết được những hậu quả tai hại như thế này

Các vấn đề sức khỏe ở trẻ bị thừa cân, béo phì

1. Bệnh tiểu đường

Trẻ béo phì thường thích ăn thực phẩm nhiều calo, chẳng hạn như đồ ngọt, đồ uống có đường, thực phẩm chiên, rán. Chế độ ăn uống không lành mạnh này về lâu về dài có thể kích thích cơ thể tiết insulin quá mức, dẫn đến trẻ béo phì bị tăng insulin máu, ảnh hưởng đến chức năng thận, gây bệnh tiểu đường loại 2.

Tưởng trẻ béo mập, mũm mĩm là mới là khỏe mạnh, dễ thương, ai biết được những hậu quả tai hại như thế này

Lời khuyên: Trẻ béo phì cần được kiểm tra thể chất thường xuyên để theo dõi lượng đường trong máu và lượng insulin trong máu.

2. Bệnh cao huyết áp

Nghiên cứu Sức khỏe Tim mạch Trẻ em và Thanh thiếu niên Trung Quốc đã phân tích tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ chuyển hóa tim mạch ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 6-17 tuổi ở 7 thành phố ở Trung Quốc từ năm 2013 đến 2015 và thấy rằng trẻ béo phì dễ mắc bệnh cao huyết áp.

Khoảng 50% trẻ em bị tăng huyết áp có liên quan đến béo phì. Tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ béo phì sau 6 tuổi cao gấp 4 đến 5 lần so với trẻ có cân nặng bình thường.

Tưởng trẻ béo mập, mũm mĩm là mới là khỏe mạnh, dễ thương, ai biết được những hậu quả tai hại như thế này

3. Loãng xương

Béo phì ở trẻ em gây ra căng thẳng quá mức cho hệ xương và cơ bắp, dễ dẫn đến tổn thương khớp, xương và cơ. Các bệnh cơ xương khớp, gãy xương, dị tật chi dưới và suy giảm khả năng vận động ở trẻ béo phì. Xương của trẻ béo phì quá mỏng manh trong khi lại phải nâng đỡ trọng lượng khổng lồ. Chính vì vậy, trẻ béo phì dễ bị loãng xương và gãy xương. Trẻ béo phì cần thường xuyên tập thể dục, hoạt động thể chất cường độ cao để xương chắc khỏe.

4. Ngưng thở khi ngủ

Trẻ béo phì có quá nhiều mô mỡ ở ngực và thành bụng, thành ngực gây hạn chế vận động ở ngực và cơ hoành, gây rối loạn hô hấp. Điều này khiến khi trẻ nằm ngửa, thể tích phổi giảm, dẫn đến giảm thông khí phế nang, gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.

Tưởng trẻ béo mập, mũm mĩm là mới là khỏe mạnh, dễ thương, ai biết được những hậu quả tai hại như thế này

5. Sức khỏe tâm thần

Trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân và béo phì dễ bị tự ti, đặc biệt là sau tuổi dậy thì. Trẻ béo phì khó thích nghi với xã hội, gây ra những khiếm khuyết về nhân cách, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển cả đời của con.

Tôi nên làm gì nếu con tôi bị béo phì?

Các giai đoạn quan trọng mà trẻ dễ bị béo phì là thai nhi, trẻ nhỏ (0-3 tuổi), tuổi mẫu giáo (5–7 tuổi) và dậy thì. Các bà mẹ chú ý cân bằng dinh dưỡng khi mang thai để tránh tăng cân quá mức cho thai nhi.

Ngoài ra, mẹ cần áp dụng phương pháp nuôi dưỡng trẻ khoa học. Cho con bú có tác dụng phòng ngừa đối với bệnh béo phì ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ béo phì, mẹ cần xây dựng chế độ ăn phù hợp để giúp trẻ giảm cân, duy trì trạng thái cân nặng lý tưởng cho đến khi trẻ trưởng thành.

Mẹ cần chú ý không được bỏ đói trẻ hoặc bắt con ăn kiêng để giảm cân. Hãy giáo dục để trẻ không ăn đồ ăn vặt. Mẹ cần cho trẻ ăn 3 bữa hợp lý và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, mẹ hãy động viên trẻ tăng cường vận động ngoài trời ít nhất 60 phút mỗi ngày.

Theo: Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X