Tưởng con sốt bình thường, mẹ tự theo dõi ở nhà khiến bé 3 tuổi rơi vào 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚔ị𝚌𝚑 sau 3 ngày

Các mẹ ơi, con cái mà có bị làm sao thì tốt nhất đưa con đi viện chứ đừng để ở nhà xong tự ý chữa nha. Mình thấy nhiều mẹ chủ quan lắm, cứ tự mua thuốc hoặc áp dụng biện pháp dân gian để chữa thôi. Báo chí đưa tin nhiều lắm rồi mà sao vẫn còn nhiều mẹ chủ quan quá.

Mới đây lại có trường hợp được báo chí đưa tin nè. Mẹ thấy con bị tay chân miệng xong tự ý chữa, suýt nữa thì khiến con gặp họa. Giờ dịch tay chân miệng đang nhiều, các mẹ đừng chủ quan. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho mọi người đó ạ.

Toàn bộ câu chuyện này, mình chia sẻ bên dưới nha.

hình ảnh

Bệnh tay chân miệng. Ảnh minh họa, nguồn: GĐVN

Con bị tay chân miệng, mẹ hành động sai lầm khiến con nguy kịch

Đó là câu chuyện của người phụ nữ tên Hà (ở Hà Nội) chia sẻ. Cô con gái 3 tuổi của chị Hà bị sốt kèm triệu chứng nổi vài nốt ban trên da. Chị nghĩ rằng con mình bị sốt phát ban nên đã tự ý đi mua thuốc về điều trị. 3 ngày sau, tình trạng của bé không đỡ. Thậm chí, bé còn quấy khóc nhiều hơn, nôn trớ liên tục khi ăn, cơ thể nổi nốt đỏ, vân tím, cổ họng có vết loét khá lớn.

Nhìn thấy tình trạng của con, chị Hà vội vàng cho bé đi bệnh viện. Sau khi thăm khám, bác sĩ thông báo con chị bị tay chân miệng chứ không phải phát ban như chị nghĩ. Đáng buồn hơn là con chị đã bị tay chân miệng nặng độ 4 rồi, cơ thể bắt đầu xuất hiện biến chứng hô hấp. Nghe vậy, người mẹ vô cùng hối hận.

Cũng may, sau 2 ngày điều trị tích cực, tình trạng của bé cũng dần hồi phục, sức khỏe ổn định. Các bác sĩ nói rằng, việc nhầm lẫn về các dấu hiệu ban đầu có thể dẫn tới khả năng chẩn đoán nhầm bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ bé trở nặng. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh có suy nghĩ chủ quan tự chữa tại nhà trong khi chưa hiểu rõ về các loại bệnh.

BS. Trần Văn Bàn (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Hồng Ngọc) cho hay: Khi trẻ bị tay chân miệng sẽ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc cao, xuất hiện tổn thương ở da như rát đỏ, mụn nước tại họng, quanh miệng, lòng bàn tay bàn chân, mông, đầu gối… Sau vài ngày, bé sẽ liên tục quấy khóc, thậm chí cả đêm không ngủ, giật mình liên tục.

hình ảnh

Em bé bị bệnh. Ảnh minh họa, nguồn: KKNews

Bệnh này dễ nhầm lẫn với sốt phát ban nhưng mẹ có thể phân biệt như sau:

+ Sốt phát ban: Mẹ dùng ngón tay cái và trỏ để căng vùng da ở nốt phát ban đỏ hoặc căng vùng da bị xung huyết. Khi căng da ra, nếu chấm đỏ này biến mất thì là nốt ban của sốt phát ban. Ban do sốt phát ban sẽ mọc toàn thân, mịn và không có phỏng nước ở các ban đỏ đó.

+ Với tay chân miệng: Khi mới bị bệnh, cơ thể bé cũng có ban rát đỏ nhưng chủ yếu ở lòng bàn tay, chân, mông, đầu gối, khuỷu tay. Đồng thời, bé cũng bị tổn thương niêm mạc miệng. Sau đó, ở các ban rát đỏ sẽ xuất hiện nốt phỏng nước li ti.

Hiện, tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý về cách phòng tránh cho trẻ. Vì theo báo chí năm nay đưa tin thì dịch đang khá phực tạp khi có nhiều ca nặng và đã xuất hiện trường hợp tử vong.

+ Cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà, hạn chế tới nơi đông người để tránh gặp mầm bệnh.

+ Dùng khăn giấy để che miệng, mũi bé khi bé ho hoặc hắt hơi.

+ Rửa tay bằng xà phòn cho trẻ nhất là sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với tã lót. Người lớn cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nấu ăn cho bé.

+ Không cho bé dùng chung cốc, đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.

+ Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, làm sạch môi trường sống và các vật dụng như đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa… với nước và xà phòng. Ssau đó, khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường rồi rửa lại mộ lần nữa.

+ Cho trẻ ăn chín uống sôi, đảm bảo các vật dụng nấu nướng, bát đũa được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng.

+ Dạy trẻ cách vệ sinh tay sạch sẽ.

Trong thời điểm dịch tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng như hiện tại thì đây là những điều mà mẹ nào cũng cần biết và nhớ để bảo vệ con yêu đấy ạ.

Theo WTT

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X