Từ khi có bảo mẫu, bé 7 tháng không bao giờ bị ướt quần, mẹ gắn camera phát hiện hành vi khó tha thứ

Sau 2 năm tuổi, trẻ có thể tự đi vệ sinh, không làm ướt quần đã là quá thành công. Vậy nên, với một đứa trẻ chỉ mới 7 tháng tuổi mà tã luôn khô ráo thì không thể không lấy làm lạ.

Cũng như nhiều mẹ có con nhỏ khác, chị Mỹ (sống ở Trung Quốc) rất bận tâm đến chuyện đóng bỉm của con. Một mặt, không thể xi tè cho con quá sớm; mặt khác, để đảm bảo nhà cửa không nồng nặc mùi khai từ nước tiểu trẻ con, cũng như giữ vệ sinh phòng ở và tiện lợi trong việc chăm sóc trẻ, nhiều gia đình có con nhỏ phải chọn cách đóng bỉm cho bé trong suốt 1-2 năm đầu đời.

Tuy nhiên, việc này cũng cần linh hoạt theo thời tiết và tính chất của làn da mỏng manh ở trẻ. Nhận thấy những ngày tiết trời oi ả, nóng hầm khó chịu, chị Mỹ đã thả bớt bỉm cho con bằng cách chỉ mặc vào ban đêm, còn ban ngày chỉ mặc quần. Nếu ai từng chăm con nhỏ sẽ thấy việc này rất bất tiện nhưng thương con, sợ con bị hăm lở, nhiều mẹ vẫn phải chịu khó chăm sóc theo cách này.

hình ảnh

Đến khi con chị Mỹ được 6 tháng tuổi, chị cũng đến lúc kết thúc kỳ nghỉ thai sản mà trở lại với công việc. Gia đình chị bàn với nhau, thuê một bảo mẫu chăm bé cho tiện. Khi đi làm, chị dặn bảo mẫu kỹ lưỡng “Ban ngày không đóng bỉm cho bé, chỉ mặc quần và thường xuyên vệ sinh vùng dưới cho bé cho sạch sẽ.”

Chị còn lo bảo mẫu ngại khó nên đã để cho chị thoải mái dùng máy giặt trong nhà, không phải giặt tay nhiều. Nghĩ rằng đã làm những gì tốt nhất thì bảo mẫu sẽ chăm sóc con mình tốt nên chị an tâm giao con cho bảo mẫu.

Khi con được 7 tháng tuổi, tức 1 tháng sau khi bảo mẫu chăm bé, cô ta khoe với chị Mỹ đã cai bỉm thành công cho bé. Bé đã biết ngồi bô và không bao giờ ướt quần. Nghe vậy, chị Mỹ giật mình, lo nhiều hơn vui.

Thông thường, cha mẹ rất ngại tập xi tè sớm cho bé vì lo sợ những hậu quả về sau. Dù biết con mình sớm đi vệ sinh đúng chỗ là tốt nhưng chị không thể an tâm.

Thứ nhất: Bé con chỉ mới 7 tháng tuổi, dù người chăm sóc có tận tình đến đâu cũng khó có thể rèn bé và nề nếp vệ sinh chỉ trong 1 tháng như vậy.

Thứ hai: Trẻ 7 tháng, ít nhất cũng làm ướt quần 1-2 lần. Đằng này, con chị lại quá hoàn hảo đến mức không thấy quần ướt mỗi ngày.

Chị sinh nghi, âm thầm lắp camera giám sát tại nhà để xem cách rèn trẻ của bảo mẫu tài tình ra sao. Nhưng những gì chị quan sát được lại thật đáng sợ. Hóa ra, mỗi lần bé con chị Mỹ tè ra quần đều bị bảo mẫu phát mạnh vào mông, vung tay vào mặt. Bị “hăm” nhiều lần, em bé sợ hãi và không dám làm ướt quần nữa.

Ngay lập tức, chị Mỹ đã gọi điện cho cảnh sát, cung cấp bằng chứng về hành vi không thể chấp nhận được của bảo mẫu đối với con mình. Từ sau khi sự việc được phát hiện, chị cũng đành xin nghỉ việc, ở nhà chăm sóc con vì không còn niềm tin để thuê một bảo mẫu khác.

Câu chuyện của chị Mỹ một lần nữa lại khiến các bà mẹ tranh cãi về chuyện tìm bảo mẫu và tập xi tè sớm cho trẻ.

hình ảnh

Ảnh minh họa: sina

Thông thường, trẻ sơ sinh tiểu tiện và đại tiện là một phản xạ tiềm thức. Chỉ cần nước tiểu trong bàng quang gần đầy thì tự nhiên trẻ sẽ đi tiểu. Vì vậy, không thể đòi hỏi các bé quá nhỏ phải kiểm soát việc tiểu tiện, đại tiện ở mức độ tự giác khi bé chưa đủ 2 tuổi. Không chỉ các bảo mẫu mà một số bà mẹ và người lớn trong gia đình đã sớm bắt đầu khóa đào tạo đi tiêu, đi tiểu cho bé. Kết quả là không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ mà còn gây ra những trận đòn răn đe không đáng có.

Học cách đi vệ sinh ban đầu là rèn luyện tính tự chủ. Trong quá trình học tập, trẻ sẽ trải nghiệm một cách tự nhiên. Một báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có chuyện tuyệt đối giữa thời điểm trẻ bắt đầu tập đi vệ sinh và thời điểm trẻ có thể kiểm soát việc tiểu tiện.

Sau 1 tuổi, rất ít trẻ kiểm soát được việc đi tiểu. Từ 2-4 tuổi, số trẻ có thể kiểm soát việc đi tiểu mới tăng lên nhanh chóng. Sau 5 tuổi, tốc độ tăng chậm hơn.

Về giới tính, sau 2 hoặc 3 tuổi, bé gái sẽ kiểm soát việc đi tiểu sớm hơn bé trai. Sự khác biệt này có thể là do các bé gái trưởng thành về thể chất sớm hơn và khả năng chống lại việc tập luyện bằng nước tiểu kém hơn.

Nói chung, thời gian không phải là chìa khóa, điều quan trọng nhất là nhìn thấy sự trưởng thành về thể chất và tâm lý của đứa trẻ.

hình ảnh

Ảnh minh họa: zhuanlan

Từ quan điểm sinh lý, trước nhất hãy đợi cho đến khi đứa trẻ có thể đứng và đi. Lúc này cơ vòng trực tràng của trẻ chức năng tương đối tốt, ph.ân có thể ở trong trực tràng một thời gian, tức là trẻ có thể tự giác kiểm soát việc đại tiện. Thứ hai, trẻ phải có khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài, thể hiện cảm giác thoải mái bằng ngôn ngữ hoặc giọng nói và hiểu được các hướng dẫn thì trẻ mới có thể được đào tạo chính xác một cách hiệu quả khi nào đi tiêu, đi tiểu và đi ở những đâu.

Còn từ quan điểm tâm lý, ít nhất là sau khi đứa trẻ cai sữa. Thông thường sau khi cai sữa, sự phát triển tâm lý của trẻ chuyển sang giai đoạn mới, trẻ có những trải nghiệm cơ bản về sự tin tưởng vào bản thân và thế giới bên ngoài để sẵn sàng thay đổi.

Nói chung, khi trẻ từ 1,5 tuổi đến 2 tuổi, sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ đã đạt đến mức cơ bản thì mới có thể tập được. Mọi sự ép uổng trước thời điểm này chỉ vì mong muốn rèn trẻ vào nề nếp sinh hoạt đều đi ngược với sự phát triển tự nhiên. Càng đáng lên án hơn khi chỉ vì mong muốn đứa trẻ không làm bẩn mà ra tay răn phạt bằng những hành vi không thể chấp nhận được như người bảo mẫu trên.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/tu-khi-co-bao-mau-be-7-thang-khong-gio-bi-uot-quan-me-gan-camera-phat-hien-hanh-vi-kho-tha-thu

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X