Thực đơn chuẩn của bác sĩ giúp mẹ bầu không bị tiểu đường

Em từng bị tiểu đường thai kỳ, nên hôm nay em xin chia sẻ đến các mẹ cách ăn uống khoa học, hợp lý để không bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ nha!

Khi mang thai thì mẹ bầu nào cũng khám thai mỗi tháng một lần, và trong một lần đi khám thai, bác sĩ cho biết em có lượng đường trong nước tiểu và máu cao.

Em không nhớ chỉ số đường của em bao nhiêu vì lâu quá rồi, nhưng em nhớ là vượt rất nhiều so với mức đường cho phép. Thế là bác sĩ khám cho em phải lên một thực đơn cho em để theo dõi.

Em có tìm hiểu về những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trong khi mang thai, nên em áp dụng rất nghiêm túc, và lần khám tiếp theo lượng đường trong máu và nước tiểu của em giảm rõ rệt luôn, và lần khám lại thứ 2, chỉ số đường của em trở về bình thường.

Thường là khi đi khám thai định kỳ các mẹ mới biết được mình bị tiểu đường. Hoặc nếu khi các mẹ đi tiểu mà nước tiểu có đường, với biểu hiện là bị kiến bu quanh vũng nước tiểu, thì các mẹ phải chủ động xin làm xét nghiệm máu và nước tiểu ngay. Và xét nghiệm này không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi nhé!

Khi biết bị tiểu đường, em hỏi ngay bác sĩ những ảnh hưởng của nó đến đứa con trong bụng em.

– Khó sinh: đường trong máu của mẹ có thể sẽ truyền sang máu của bé và làm tuyến tụy của bé phải “tăng ca” để sản xuất thêm insulin. Điều này làm bé phát triển phần thân trên khá nhanh trong thai kỳ.

Mà các mẹ biết đấy, thai nhi vai rộng là nguyên nhân của những ca sinh khó; thậm chí nhiều trường hợp có thể gây gãy xương hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.

chon-sua-tuoi-cho-ba-bau

– Béo phì: các bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ thừa cân nhiều gấp 3,5 lần so với những bé khác. Đặc biệt, nếu mẹ bị thừa cân và tiểu đường trước khi mang thai, nguy cơ này thậm chí có thể gấp 5,5 lần.

– Hạ đường huyết: Sau khi sinh, tuyến tụy của bé vẫn “theo đà” sản xuất tiếp lượng insulin để đáp ứng với lượng đường dư thừa trước đây. Vì vậy, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống rất thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết.

Tình trạng này khá nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp có thể gây co giật dẫn đến hôn mê và tổn thương não nếu không được phát hiện kịp thời.

– Bệnh hô hấp: Những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị bệnh về hô hấp sau khi sinh. Ngoài ra, bé cũng dễ bị vàng da.

Và bác sĩ khuyên em phải ăn uống như thế này để hạ lượng đường trong máu đây, các mẹ xem nha:

– Hạn chế ăn tinh bột: nhớ là chỉ hạn chế thôi nha các mẹ, vì các mẹ cai luôn tinh bột thì cũng không ổn. Có nghĩa là mỗi ngày các mẹ ăn bớt cơm lại, ăn nhiều rau xanh lên và uống nhiều nước.

Ngoài cơm thì các mẹ hạn chế luôn những món ăn liên quan đến gạo như xôi, bánh phở, hủ tiếu, bánh canh,… Lúc đấy, mỗi bữa ăn em chỉ một chút ít cơm, mặc dù thèm ăn cơm lắm nhưng em cũng cố nhịn vì đứa con trong bụng.

pregnancy-food

– Hạn chế ăn đường tinh luyện: có nghĩa là nấu ăn, các mẹ nêm nếm đường ít thôi, bớt ăn các món ăn có nhiều đường như chè á!

– Hạn chế luôn các loại trái cây nhiều đường như dưa hấu, nhãn, sầu riêng,…

– Các mẹ ăn ít cơm, ít chất ngọt thì hẳn nhiên là mau đói rồi, vì thế các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày nhưng mỗi ngày chút ít nhé!

– Nếu không thể ăn nhiều cơm, các mẹ có thể uống bù sữa bầu vào nhé, hoặc là uống sữa tươi nhưng chọn loại không đường nha các mẹ.

Bác sĩ còn lên danh sách một vài món ăn rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường đây, các mẹ tham khảo nha!

Rong biển

Với hàm lượng đường gần như bằng 0 nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, rong biển là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của những bà bầu tiểu đường. Ngoài ra, không chỉ ngăn ngừa, một thành phần được chiết xuất từ rong biển thậm chí có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường.

them-5-ly-do-de-ban-tich-cuc-an-rong-bien

Cà rốt

Vẫn chứa một lượng đường đáng kể, nhưng so với các loại thực phẩm khác, lượng đường trong cà rốt mất nhiều thời gian để chuyển hóa hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và beta-carotene trong cà rốt cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

carrots-bunch

Các loại đậu

Thực đơn dinh dưỡng với các loại đậu là cách đơn giản nhất để kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể. Với hàm lượng chất xơ phong phú, đậu giúp cơ thể no lâu và ổn định lượng đường huyết sau khi ăn.

11

Mướp đắng

Thành phần charatin trong mướp đắng có khả năng kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Không chỉ tiểu đường thai kỳ, các chuyên gia cũng khuyến cáo những bệnh nhân có bệnh tiểu đường mãn tính cũng nên thêm mướp đắng vào thực đơn mỗi ngày.

muop-dang

Tuy nhiên, với những mẹ bầu nhạy cảm, ăn mướp đắng khi mang thai có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, đau dạ dày… Bầu cần hết sức cẩn thận, nhất là với những người lần đầu ăn mướp đắng.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X