‘Sống thêm lần 2’ nhờ có kiến thức: Chồng được vợ cứu vì ngăn anh đi vệ sinh nửa đêm

Chúng ta ai cũng nghĩ bệnh tật còn xa vời với mình lắm, cho tới khi nó đột ngột ập đến thì lại trở tay không kịp luôn. Như câu chuyện mình vừa đọc được trên báo đây. Người phụ nữ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào trường hợp như vậy. Cũng may, cô đủ tỉnh táo và có kiến thức nên mới giúp chồng vượt qua được cơn hoạn nạn.

Đọc câu chuyện này xong mới thấy, việc bổ sung kiến thức về các vấn đề sức khỏe chẳng bao giờ là dư thừa cả các mẹ ạ. Thông tin chi tiết của sự việc, các mẹ xem phần bên dưới nhé.

hình ảnh

Nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm. Ảnh minh họa, nguồn: SK&ĐS

Nhờ sự bình tĩnh và nhanh trí, người phụ nữ đã cứu sống chồng mình trong lúc khẩn cấp

Đó là câu chuyện của cô Yin sống tại Thẩm Dương, Trung Quốc. Theo đó, cô là một tình nguyện viên của hội Chữ thập đỏ. Nhờ có kiến thức và hiểu biết nên cô đã giải cứu chồng thoát khỏi cửa tử. Đồng thời, cô cũng chia sẻ câu chuyện này mong rằng nó như lời cảnh báo và nhắc nhở mọi người cần chú ý hơn.

Cụ thể, chồng cô là người có thói quen hút thuốc lá và uống rượu nhiều năm nay. Thời gian gần đây, do công việc bận bịu nên chồng cô hay phải thức khuya.

Một tối nọ, cô ở nhà còn chồng thì lái xe đi thăm anh rể. Ngay khi vừa tới nhà chị gái, chồng cô cảm thấy tức ngực, vã mồ hôi toàn thân, chân tay lạnh ngắt và tiểu tiện không tự chủ. Chưa bao giờ gặp tình huống như vậy, anh cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi.

Không kịp vào nhà chị gái, anh cố hết sức lên xe và về nhà. 15 phút sau, anh về tới nơi. Căn nhà trên tầng 4 với anh chưa bao giờ lại trở nên xa xôi tới thế. Một đoạn đường ngắn mà khiến anh hụt hơi, mồ hôi nhễ nhại.

Tới nhà, anh trấn an vợ ‘không sao đâu, anh ngủ một giấc là khỏe’ rồi đi vào phòng ngủ. Tuy nhiên, khi nghe thấy chồng mô tả triệu chứng gồm tức ngực, đổ mồ hôi thì căn bệnh nhồi máu cơ tim đột nhiên hiện ra trước mắt chị. Vốn là tình nguyện viên của hội Chữ thập đỏ, hơn ai hết chị hiểu rõ triệu chứng và cách sơ cứu bệnh này thế nào.

Vội vàng đỡ chồng vào phòng ngủ rồi chị chạy nhanh đi tìm thuốc để sơ cứu. Khi chạy vào phòng ngủ, chồng chị đã mặt mày tái mét, môi tím tái. ‘Đừng cử động, nằm xuống ngay’ – chị nói với chồng, tay không quên bấm số gọi xe cấp cứu.

Mồ hôi đầm đìa là dấu hiệu chứng tỏ đó là bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Nếu không được cấp cứu ngay, động mạch nhánh trái bị tắc nghẽn thì chồng chị có thể ‘ra đi’ trong vài phút. Trong thời khắc đó, có lẽ ai cũng lo lắng, tay chân luống cuống không biết phải làm gì. Bản thân chị dù là người có kiến thức nhưng cũng rất sợ hãi. Chị cố gắng trấn an bản thân và buộc mình phải bình tĩnh lại.

hình ảnh

Thật may mắn là người vợ đã kiên quyết. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

Chị vội vàng gọi điện cho con gái, bảo về nhà ngay đồng thời gọi cho người quen gần đó tới hỗ trợ. Chồng chị bị đau tim, xe cấp cứu thì cần một khoảng thời gian nữa mới đến. Lúc này, chồng chị đột nhiên đòi đi vệ sinh nhưng chị kiên quyết yêu cầu anh nằm im, không cứ động hay đi lại, nhất là đi vệ sinh. Bởi, nếu lúc này anh cố gắng đi vệ sinh thì các mảng bám trong mạch máu tim rất dễ rơi ra. Và nguy cơ chồng chị ‘sang thế giới bên kia’ là rất cao. Đã có rất nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim qua đời ngay trên bồn cầu rồi.

Một lúc sau, xe cấp cứu tới. Chị buộc bản thân phải trấn tĩnh và nói với bác sĩ cấp cứu về các triệu chứng của chồng chị. Chị chọn những triệu chứng nguy hiểm nhất như tức ngực, đau ngực, đổ mồ hôi nhiều và cũng đưa ra phán đoán của bản thân rằng nghi chồng bị nhồi máu cơ tim.

Bác sĩ ngay lập tức làm điện tâm đồ cho chồng chị và đưa anh tới bệnh viện để kiểm tra chuyên sâu và chụp mạch tại bệnh viện trung ương gần nhất.

Sau 13 phút, xe cấp cứu cuối cùng đã đến được bệnh viện và người chồng được chuyển ngay vào phòng ICU. Kết quả điện tâm đồ cho thấy, người chồng bị nhồi máu cơ tim diện rộng nên cần tiến hành phẫu thuật đặt stent tim ngay lập tức. Bác sĩ cũng nói với chị: Nếu chậm thêm 10 phút nữa thôi thì tình hình không cứu vãn nổi.

Nhìn chồng được đẩy vào phòng phẫu thuật, chị cuối cùng cũng không chịu đựng được nữa mà rơi nước mắt. Vì chị biết, phòng mổ tim là nơi gần với ‘cửa tử’ nhất. 5 tiếng đồng hồ chờ đợi dài đằng đẵng những 5 năm cuối cùng cũng kết thúc. May mắn, bác sĩ thông báo rằng chồng chị đã được cứu.

Bác sĩ cũng bày tỏ sự khen ngợi với chị. Nhờ có sự quyết đoán cũng như kinh nghiệm sơ cứu nên chị đã cứu được chồng mình khỏi tay của Diêm Vương.

hình ảnh

Người vợ cảm thấy rất sợ hãi. Ảnh minh họa, nguồn: ettoday

Phải nói là nhồi máu cơ tim nguy hiểm và đáng sợ lắm á mọi người, mình và người nhà chưa bị nhưng từng chứng kiến ở nhà hàng xóm. Đến bây giờ mình vẫn nhớ như in luôn.

Hôm đấy chồng mình đi làm về muộn nên mình vẫn đang chờ chồng về mới ngủ. Đang ngồi xem mấy cái video trên Tiktok thì mình nghe ngoài hàn lang có tiếng ồn ào. Chỗ chung cư mình bình thương yên ắng lắm, nhà ai biết nhà nấy thôi, còn không cho mở cửa chính ngoài mục đích ra vào mà. Nếu có người làm ồn thì báo với bên an ninh là họ lên dẹp.

Lúc đấy mình còn tưởng nhà ai cãi nhau gì cơ, xong lắng tai nghe thì không phải. Tí cái có tiếng còi xe cấp cứu rồi tiếng người chạy rầm rầm. Tò mò nên mình hé cửa ra xem thì hóa ra cấp cứu ở bên nhà hàng xóm.

Mình vội chạy sang hỏi thì thấy bảo là anh chồng đi làm về muộn xong đi tắm rồi vào ngủ. Nhưng lúc đang đi từ phòng tắm vào thì ngã gục xuống sàn ở phòng khách luôn. Chị vợ nghe tiếng chạy ra xem thì thấy chồng nằm sõng soài nên gọi an ninh với mấy người quen, xe cấp cứu.

Cũng may là trong số những người quen của chị vợ có người biết cách sơ cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Lúc bác sĩ đến cũng bảo là còn may. Sau đó thì anh chồng được đưa đến bệnh viện. Tầm tuần sau thì mình thấy được xuất viện về nhà, nhưng hình như gặp biến chứng gì đó hay sao ấy, cảm giác thấy anh ý không được nhanh nhẹn như trước nữa.

Giờ cứ thấy cụm từ nhồi máu cơ tim, mình lại nhớ đến cảnh anh ý tím hết xong tay cứ ôm ngực vì không thở được, nhìn sợ cực ý. Mình bị ám ảnh luôn đến giờ.

Cũng từ đó, mình ý thức được rằng bản thân phải có kiến thức nhiều hơn về vấn đề này. Thông qua báo chí, mình cũng đã tìm hiểu được nhiều thứ. Chẳng hạn như là dấu hiệu và cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim. Điều này rất thiết thực nên mình chia sẻ cụ thể ở bên dưới nha.

+ Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp:

Xuất hiện cơn đau ngực: Người bệnh có cảm giác đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái, mực độ nặng, xảy ra khi ngồi nghỉ, kéo dài trên 15 phút. Cơn đau lan ra sau lưng, cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Trong cơn đau kèm triệu chứng vã mồ hôi, khó thở, hốt hoảng hoặc ngất xỉu.

Khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp.

+ Cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim tại nhà:

Với bản thân người bệnh:

Phải ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (co đầu gối, nghiêng 75 độ so với mặt đất).

Buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mắt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không nên cố hít sâu, cũng không được nín hơi để tránh bị căng thẳng và tim bị mệt.

Cởi bớt áo khoác ngoài, nới rộng khăn quàng cổ, cà vạt (nếu có).

Uống một liều thuốc điều trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ nếu có. Trường hợp có sẵn thuốc mang theo bên người thì nên dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi 2 lần trong khi chờ xe cấp cứu. Nếu sau 5 phút mà không đỡ thì có thể dùng thêm.

Trong trường hợp bệnh nhân đã từng được bác sĩ kê đơn cho uống aspirin thì có thể nhai luôn 1 viên này hoặc dùng dạng sủi để phòng cục máu đông. Đồng thời, nhanh chóng đưa đến bác sĩ để điều trị ngay, không để quá 15 phút.

Nhờ người gọi xe cấp cứu hoặc nhờ đưa đến bệnh viện gần nhất.

Sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim

Sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim. Ảnh minh họa, nguồn: NLD

Với người nhà của bệnh nhân: Nếu thấy bệnh nhân còn tỉnh thì cho nằm ở tư thế ngửa tại nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, không nói to hay hỏi quá nhiều vì khiến bệnh nhân thấy căng thẳng.

Còn trường hợp bệnh nhân bất tỉnh thì:

Ép tim ngoài lồng ngực: Để bệnh nhân nằm lên 1 mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái người bênh. Sau đó, chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim, dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống ¼ lồng ngực rồi nới lỏng tay. Động tác cần được lặp lạo liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.

Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng rồi kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra phía sau. Sau đó, bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng mình lấy hơi, thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.

Nhồi máu cơ tim nếu không được sơ cứu và cấp cứu ngay có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như là suy tim nặng hoặc sốc tim. Bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim dẫn tới qua đời đột ngột, hở van tim nặng do đứt dây chằng lá van, thủng cơ tim ở vách liên thấy gây thông nối thất trái và thất phải hoặc thủng vách tim ở thành tự do gây tràn máu màng tim hoặc vỡ tim.

Những biến chứng này đều vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân ‘ra đi’ bất cứ lúc nào đấy các mẹ.

Những kiến thức này trên báo có rất nhiều rồi nhưng mình vẫn muốn chia sẻ lại với các mẹ vì nó rất quan trọng. Mình nghĩ, chúng ta nên đọc nhiều để nó ghi nhớ hẳn vào trong đầu, đến lúc có gặp thì sẽ biết phải làm gì, kiểu theo phản xạ ý. Nếu mà không may gặp rồi người thân không qua khỏi vì sự thiếu hiểu biết của mình thì chúng ta sẽ hối hận lắm đó.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/nhieu-nguoi-da-mat-tren-bon-cau-chong-duoc-vo-cuu-song-vi-ngan-anh-di-ve-sinh-nua-dem

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X