Sau tuổi này cha mẹ không nên cho con mặc quần áo cũ, nếu vẫn cố tình bé lớn lên khó hạnh phúc

Các nhà tâm lý học khuyên rằng sau độ tuổi này không nên cho trẻ mặc quần áo cũ bởi sẽ khiến các bé khó hạnh phúc khi lớn lên.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình vẫn thường xuyên để lại quần áo cũ của anh/chị lớn cho em nhỏ tuổi hơn mặc, hoặc đi xin đồ từ người thân, bạn bè nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc này là không nên. Bởi theo các nhà tâm lý học, sau 3 tuổi nếu gia đình vẫn duy trì hành động này sẽ tác động không nhỏ tới tâm lý khiến bé không cảm thấy hạnh phúc khi lớn lên.

Cho trẻ mặc quần áo cũ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của con

Đọc xong thông tin này hẳn bố mẹ sẽ không dám cho con mặc lại quần áo cũ  của trẻ khác nữa

Thông thường, khi trẻ từ 2,5 đến 5 tuổi bắt đầu bước vào thời kỳ nhạy cảm thẩm mỹ, trẻ sẽ có nhận thức riêng về cái đẹp, dần dần tự biết đánh giá, thẩm định trang phục. Khi trẻ ý thức được cái đẹp mà phải mặc lại quần áo người khác đã mặc, thậm chí là quần áo bẩn, điều này không có lợi cho việc hình thành năng khiếu thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tương lai của con.

Lúc bé cho trẻ mặc quần áo cũ, lớn lên trẻ có tâm lý “đền bù tuổi thơ”

Sau tuổi này cha mẹ không nên cho con mặc quần áo cũ, nếu vẫn cố tình bé lớn lên khó hạnh phúc

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, bởi vì khi còn bé không có quần áo mới mặc, lớn lên trẻ đi làm, tự chủ về tài chính thường có hành động mua sắm “vung tay quá trán” để bù lại những ngày tháng tuổi thơ không được mua đồ mới. Đôi khi những món đồ mà họ mua không thực sự cần thiết cho cuộc sống gây ra sự lãng phí đáng kể. Tuy nhiên họ không thể khống chế được bản thân để dừng lại hành động này.

Trẻ mặc quần áo cũ dễ làm trẻ thiếu quyết đoán, bất lực

Sau tuổi này cha mẹ không nên cho con mặc quần áo cũ, nếu vẫn cố tình bé lớn lên khó hạnh phúc

Mặc quần áo cũ của người khác có nghĩa là trẻ không có quyền lựa chọn, phải mặc bất cứ đồ nào người khác cho. Có bộ quần áo quá dài, có bộ quá ngắn, có bộ quá rộng, có bộ quá chật nhưng trẻ vẫn phải mặc.

Một đứa trẻ khi còn nhỏ chưa từng có quyền lựa chọn thì khi lớn lên sẽ không biết lựa chọn như thế nào, khi đứng trước sự lựa chọn sẽ cảm thấy bất lực. Đứa trẻ như vậy không có tính quyết đoán, khó có được cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn trong tương lai.

Nguồn: https://emdep.vn/nuoi-con/sau-tuoi-nay-cha-me-khong-nen-cho-con-mac-quan-ao-cu-neu-van-co-tinh-be-lon-len-kho-hanh-phuc-20230425171328872.htm

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623