Mẹ cho ăn dặm toàn đồ bổ, bé 8 tháng bị 𝚑ủ𝚢 𝚛𝚞ộ𝚝: 5 món 𝚌ấ𝚖 𝚔ỵ với trẻ dưới 1 tuổi

Nhiều mẹ luôn có suy nghĩ càng cho con ăn nhiều chất bổ càng tốt, như vậy mới mau lớn. Nhất là với những bé đang tuổi ăn dặm, càng cần phải bồi bổ nhiều hơn.

Tôi là mẹ của 2 con nhỏ, và từng trải qua giai đoạn cho con ăn dặm rồi, mới thấm cảnh suốt ngày lo con bị đi ngoài, táo bón toàn do ăn uống. Sau này tôi mới biết, là do con còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa còn kém, nên dễ gặp tác dụng phụ do được tẩm bổ nhiều quá các mẹ ạ.

Cũng may là mỗi lần bị vậy con đi viện được bác sĩ cho dùng thuốc là khỏi.

Nhiều mẹ nghĩ càng cho con ăn nhiều chất bổ càng tốt.

Nhưng mới đây lại đọc trên báo câu chuyện một bé trai mới 8 tháng tuổi lại không được may mắn như vậy. Bé đã gặp phải sự cố do được ăn dặm quá nhiều chất bổ như con nhà tôi, nhưng bé bị nặng tới mức bị hoại tử ruột các mẹ ạ.

Qua đây cũng khuyên các mẹ cho con ăn uống nhớ tìm hiểu kĩ, không phải cái gì tốt là cứ cho con ăn thật nhiều là có lợi đâu, có khi còn hại con thêm đấy nhé.

Câu chuyện này do chính mẹ của bé chia sẻ để cảnh báo cho tất cả mọi người. Giờ tôi chia sẻ lại để các mẹ đọc rồi rút kinh nghiệm cho bản thân khi chăm con nhỏ nha.

Người mẹ trẻ này là Xiaoli (ở Trung Quốc). Sau khi sinh xong, Xiaoli rất gầy gò, lại thiếu sữa mẹ nên không đủ cho con bú. Mẹ chồng của cô ngày nào cũng hầm canh cá chép cho con dâu ăn nhưng vẫn không có đủ sữa cho em bé. Ngoài canh cá chép thì họ cũng đã thử nhiều cách khác, nhưng đều thất bại.

Cuối cùng, để con không bị đói và thiếu dinh dưỡng, bà mẹ 9x này đã phải cho con trai ăn thêm sữa bột. Thế nhưng, mẹ chồng cô lại cho rằng sữa bột không đủ chất, bé sẽ không thể lớn được, nên đã ngăn không cho bé uống.

Bà đã ra chợ mua rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng về để bổ sung cho cháu trai của mình, lúc này bé mới được khoảng 4 tháng tuổi. Thời gian đầu cậu bé vẫn phát triển bình thường, lại mập mạp trắng trẻo nên không ai nghĩ rằng em bé có thể xảy ra điều gì, họ cũng yên tâm tiếp tục tầm bổ cho bé như vậy.

Vậy nhưng nhiều tháng sau khi cậu bé được gần 1 tuổi, lúc này gia đình mới nhận thấy bé bắt đầu có triệu chứng biếng ăn, không còn ăn ngon lành như trước, cân nặng của bé cũng bắt đầu sụt đi trông thấy.

Lo lắng con có vấn đề, nên Xiaoli đã đưa bé đến bệnh viện kiểm tra cho yên tâm. Sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm, cô đã rất bàng hoàng khi nghe bác sĩ nói con trai cô bị hủy một đoạn ruột non và cần phải cắt bỏ ngay.

Vì sao vậy?

Đây là điều mà ngay cả bác sĩ cũng muốn hỏi, khi một em bé mới 8 tháng tuổi đã bị hủy ruột như vậy. Để tìm nguyên nhân, bác sĩ đã hỏi người mẹ về tất cả các thói quen, chế độ ăn uống và sinh Để giải thích cho người mẹ hiểu, bác sĩ nói rằng do em bé được bổ sung thực phẩm dinh dưỡng quá sớm. Hơn nữa cách bồi bổ cho bé cũng sai, khiến cậu bé rơi vào hoàn cảnh này.

hình ảnh

Các bác sĩ cũng nói rằng, trước khi trẻ được 1 tuổi, các cơ quan của cơ thể bé rất mỏng manh. Hơn nữa, mức độ tiêu hóa của dạ dày và lá lách của bé thấp, sự trao đổi chất của thận cũng kém. Lúc này nếu vô tư bổ sung thực phẩm chức năng như vậy, có thể khiến ruột bị hủy.

Vậy nên với trẻ dưới 1 tuổi và đang ăn dặm, cần tránh 5 thực phẩm sau:

Đầu tiên, là tránh sử dụng nước hầm xương quá nhiều

Đây là sai lầm của rất nhiều gia đình vì nghĩ rằng nước hầm xương bổ dưỡng lại giàu canxi. Vậy nhưng thực ra canxi trong thịt và xương ít khi có thể hòa tan trong nước hầm, mà thậm chí ngược lại nó còn chứa nhiều dầu mỡ. Bé ăn nhiều sẽ khiến dạ dày và ruột không thể tiêu hóa được, từ đó khiến cho dạ dày và lá lách của con bị quá tải, sẽ dễ gây tích tụ thức ăn, gây khó tiêu.

Thứ 2, cần tránh cho bé ăn gan động vật

Nhiều người cho rằng cho con ăn gan sẽ bổ sung nhiều sắt và dưỡng chất. Nhưng thực ra gan là cơ quan giải độc của động vật, tất cả các độc tố của cơ thể đều phải qua gan để xử lý. Vì vậy mà trong gan có rất nhiều độc tố, cũng là thực phẩm không tốt cho trẻ ăn dặm.

Thứ 3 là nước ép trái cây, nước ép rau củ cũng cần tránh

Không ít người nghĩ trẻ không thể nhai được rau củ hay trái cây, nên ép nước cho bé uống. Thế nhưng chất xơ trong các thực phẩm này sẽ bị phá hủy trong quá trình ép, các chất dinh dưỡng như muối khoáng cũng bị mất đi ở các mức độ khác nhau.

Ngoài ra, trong nước hoa quả ép thì thứ được giữ lại nhiều nhất là đường, sẽ dễ khiến trẻ bị sâu răng. Đường còn có thể khiến dạ dày và lá lách của bé thêm gánh nặng, khiến thức ăn khó tiêu, kém hấp thu dinh dưỡng và từ đó khiến bé chậm phát triển.

Thứ 4 là cần tránh nêm gia vị vào đồ ăn cho bé

Đừng nêm thêm gia vị vào đồ ăn cho trẻ dưới 1 tuổi

Theo thói quen khi nấu nướng các mẹ sẽ nêm gia vì, nhưng với các bé dưới 1 tuổi thì không thể ăn bất kỳ gia vị nào như muối, mắm, hạt nêm, đường, kể cả nước trộn salad hay nước sốt cà chua,.. bởi nó sẽ tăng gánh nặng cho thận và dạ dày của bé.

Thứ 5, cần tránh cho bé ăn mật ong khi còn quá nhỏ

Mật ong rất tốt, nhưng các chuyên gia khuyên không cho bé dưới 1 tuổi dùng thực phẩm này. Lý do cũng vì trong mật ong có chứa lượng đường lớn, hơn nữa lại chứa bào tử không có lợi là clostridium botulinum.

Bào tử này không gây hại cho người lớn, nhưng với trẻ con dưới 1 tuổi do hệ tiêu hóa chưa đủ sức để vô hiệu hóa các bào tử đó, nên sử dụng mật ong chưa qua xử lý có thể gây táo bón, n g ộ độc, hôn mê, thậm chí khiến bé mất đi sự sống.

Tóm lại sau câu chuyện của bé trai 8 tháng tuổi báo chí chia sẻ ở trên, các mẹ cũng đã thấy bồi bổ cho con là tốt, nhưng sai cách lại có tác dụng ngược như vậy đó. Vậy nên hãy tìm hiểu kỹ xem có con có thể ăn gì thì tốt và cần tránh những thứ không phù hợp với độ tuổi của bé nha.

Theo WTT

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X