Bé 9 tháng liệt não chỉ vì một cục băng phiến mà mẹ vẫn thường để trong tủ quần áo

Mỗi đứa trẻ ra đời luôn là niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng chỉ vì sự thiếu hiểu biết của một số cha mẹ mà con cái phải mang di chứng nặng nề

Cách đây không lâu, cô Ngô, người mẹ đến từ Trung Quốc sinh được cô con gái vô cùng đáng yêu. Sự xuất hiện của đứa trẻ là niềm vui của đại gia đình. Vì sức khỏe của con, toàn bộ đồ vật trong gia đình đều được khử trùng, mọi người trong gia đình chăm sóc bé vô cùng cẩn thận.

Tuy nhiên, đến khi bé được hơn 9 tháng tuổi thì đột nhiên trở nên rất trầm tĩnh, bình thường chỉ vận động một chút đã tự lăn ra giường nằm chơi. Cô Ngô cũng cảm thấy cô con gái có điều khác thường nhưng cũng không đi sâu để tìm hiểu.

Không lâu sau đó, tình hình của cô con gái ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, mắt đứa trẻ lờ đờ, chân tay lười vận động, phản ứng chậm chạp, thường xuyên bị trúng gió và da vàng hơn hẳn các bạn. Vì lo lắng con bị bệnh nguy hiểm nên cô Ngô đưa con gái đến bệnh viện để khám.

Kết quả khám, con gái cô Ngô bị bại não. Sau khi nghe xong kết quả, người mẹ này vô cùng sợ hãi. Cô vừa khóc vừa nói với bác sĩ: “ Con bé lúc sinh ra vô cùng khỏe mạnh, tại sao lại bị bại não? “.

Bác sĩ giải thích cho cô Ngô là vì đứa trẻ một thời gian dài ở trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng mới dẫn đến bị bại não. Bác sĩ tỉ mỉ hỏi cô Ngô thì phát hiện nguyên nhân là do tác dụng của băng phiến, hay còn gọi là long não.

Cô Ngô giải thích rằng, do sợ con gái bị nhiễm khuẩn, nên cô đã dùng băng phiến đặt ở đầu giường để tránh ẩm mốc và xua đuổi côn trùng, tránh làm tổn thương đến con.

Bác sĩ cho biết băng phiến hay còn gọi là long não có tác dụng loại bỏ nấm mốc, côn trùng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng rất nhiều người không biết, trong băng phiến có hàm lượng lớn chất hóa học p-dichlorobenzene và naphthalene. Hóa chất này được điều chế từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa.

Kết quả hình ảnh cho băng phiến

Bé tiếp xúc lâu ngày với mùi băng phiến có nguy cơ bị thiếu máu cấp, gây suy tim, thiếu máu não, ảnh hưởng sâu tới thị giác, thính giác. Ngoài ra chất naphthalene có trong băng phiến cũng gây ảnh hưởng tới gan, thận thậm chí cả hệ tiêu hoá và thần kinh của trẻ.

Khi trẻ nhỏ hít hoặc nuốt vào khoảng 2 gam naphthalene có thể dẫn tới tử vong vì bị ngộ độc cấp tính. Thậm chí, ngay cả người lớn khi hít lượng lớn chất này thường xuyên có thể bị ung thư da, máu trắng.

Một em bé 2 tuổi ở Dương Châu (Trung Quốc) bị ảnh hưởng của băng phiến

Bác sĩ giải thích thêm rằng băng phiến gây ngộ độc cấp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Ngộ độc xảy ra khi nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng. Riêng ở trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc vì khi mặc quần áo vừa lấy ra khỏi tủ có chứa viên thuốc này, hơi còn bám rất nhiều, lâu trên quần áo. Mặt khác băng phiến có thể hấp thu trực tiếp một phần qua da của trẻ, từ đó có thể gây độc với cơ thể của trẻ. Nguy hại hơn, băng phiến thường có mùi thơm khiến trẻ nghĩ là kẹo nên cho vào miệng ăn.

Các triệu chứng ngộ độc băng phiến, bao gồm:

– Gây ung thư mức độ thấp: Cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế đã xếp băng phiến vào nhóm IIB tức là nhóm có khả năng gây ung thư cho con người, tuy nhiên ở mức độ thấp.

– Gây vỡ hồng cầu làm thiếu máu, gây hoại tử gan, tổn thương thần kinh (nhất là ở trẻ nhỏ);

Kết quả hình ảnh cho Các triệu chứng ngộ độc băng phiến, bao gồm:

– Gây tổn thương não bộ làm đi đứng khó khăn, không điều hòa và phối hợp được các động tác của tay chân, suy giảm trí nhớ, tổn thương gan, thận…

Ngoài trẻ nhỏ, băng phiến cũng cực kỳ có hại đối với phụ nữ mang thai. Trẻ nhỏ và sản phụ là 2 đối tượng dễ bị ngộ độc băng phiến nếu hít phải trong môi trường kín, thiếu khí, không thông thoáng.

Ở nước ta, giữa tháng 11/2008, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận trường hợp bé 2 tuổi nhập viện do ngộ độc băng phiến. Bé bị tiêu chảy và phải điều trị tại viện 6 ngày. Gia đình cho biết, bé đã lấy vài viên băng phiến trong tủ quần chơi rồi ăn.

Mặc dù băng phiến có thể mang lại nhiều tác dụng có lợi và thuận tiện, nhưng mọi thứ đều có ưu nhược điểm. Đặc biệt cha mẹ có con nhỏ ở nhà, phải chú ý cẩn thận để bảo vệ sự an toàn của trẻ và tránh gây ra những thảm kịch.

Hình ảnh có liên quan

Mẹ tuyệt đối không nên để băng phiến ở nơi dễ lấy trong tủ quần áo của bé. Không nên để băng phiến ngấm vào quần áo của bé, nếu có cần phải phơi đồ dưới nắng và giặt giũ quần áo sạch sẽ trước khi cho bé mặc.

Băng phiến nên chọn loại có thành phần tự nhiên 100 %. Những loại này có màu như gỗ hoặc không màu như thủy tinh, mùi hương thoang thoảng.

Đây là kiểu băng phiến đã được chưng hấp naphthalene dưới dạng tinh dầu nên giảm bớt độ độc hại đi nhiều lần. Khi dùng băng phiến, các mẹ nên bọc vào giấy vệ sinh để tránh tiếp xúc trực tiếp với đồ đạc, quần áo trực tiếp.

Kết quả hình ảnh cho Đây là kiểu băng phiến đã được chưng hấp naphthalene dưới dạng tinh dầu

Trong trường hợp không may trẻ nuốt phải băng phiến mẹ cần phải sơ cứu như sau:

Không được cho bé uống sữa để thải độc bởi sữa sẽ là chất truyền dẫn độc đi khắp cơ thể với tốc độ nhanh hơn. Các mẹ cần đưa bé đến trạm y tế càng sớm càng tốt.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X