Không thích đi học, bé 8 tuổi được mẹ cho chơi game 16 tiếng mỗi ngày: Áp hẳn hoi KPI và thời gian

"Khi tất cả học sinh đã vào lớp, con trai 8 tuổi của tôi lại đang chơi game. Và tôi đã xin cho nó nghỉ để thỏa đam mê.”

Game online và những đoạn video ngắn thực sự rất vui, đừng nói đến trẻ em không tự chủ được, người lớn cũng có khi không dứt ra được.

Mặc dù mỗi ứng dụng trò chơi đã đưa ra một hệ thống quản lý dành cho trẻ vị thành niên, nhưng một số đứa trẻ vẫn có cách lách. Ngoài cách quản lý bắt buộc, hầu hết phụ huynh đều bó tay.

hình ảnh

Ảnh OST

Mới đây, một người mẹ họ Dương ở Vũ Hán, Hồ Bắc, đã nghĩ ra giải pháp ” lấy độc trị độc ” để vận hành ngược lại. Người mẹ chia sẻ, con trai 8 tuổi của mình lúc nào cũng chơi game, bê trễ việc học. Cô giáo có nói cách mấy cũng không lay chuyển được.

 “Nó luôn lén lút chơi game sau lưng tôi, và chuyển sang giao diện trò chơi trong các lớp học trực tuyến.”

Người mẹ khá đau đầu về vấn đề này. Chồng thì công tác xa nhà thường xuyên, có nhắc nhở thì con cũng dạ dạ rồi đâu lại vào đấy. Thực tế, trước đó, cô Dương cũng đã nghĩ ra nhiều cách để, nhưng không cách nào hiệu quả. Ví dụ, thỏa thuận về thời gian con có thể chơi game sau khi hoàn thành bài tập về nhà, hoặc đưa con ra ngoài chơi các môn thể thao khác nhau. Cuối cùng, người mẹ thấy rằng tất cả các phương pháp có thể có kết quả với con nhà người ta, nhưng đối với con trai cô thì không hiệu quả. Cuối cùng cô nhà nhà trường tư vấn tâm lý cho cậu bé.

“Bất kể giáo viên hướng dẫn nói thế nào, nó cũng sẽ không động lòng. Chỉ một câu thôi: Con không muốn học, con chỉ muốn chơi game thôi.”

Trong cơn tuyệt vọng, người mẹ quyết định thỏa hiệp với con, tôn trọng quyết định của con.

“Thay vì bắt nó ngồi đó lơ đãng, tốt hơn là dành một tuần để nó chơi game cho đã.”

Điểm số của cậu bé ngày càng kém do suốt ngày chơi game. Sau nhiều lần hướng dẫn, khuyên can mà không được, phụ huynh bàn với cô giáo xin cho con nghỉ học ở nhà một tuần.

“Khi tất cả học sinh đã vào lớp, con trai 8 tuổi của tôi lại đang chơi game. Và tôi đã xin cho nó nghỉ để thõa đam mê”

hình ảnh

Ảnh OST

“Tôi nói với con trai rằng không học cũng được, làm game thủ cũng có thể sống tốt, nhưng con phải nhớ là nghề nào cũng vậy, rất vất vả và phải rèn luyện thường xuyên. Nếu con quá kém cỏi, con sẽ bị đào thải.”

Người mẹ lập cho con trai một kế hoạch chơi game nghiêm ngặt, phải chơi game 16 tiếng mỗi ngày, ăn đủ ba bữa và đặt KPI mỗi ngày phải đạt đến một cấp độ nhất định. Buổi trưa và buổi tối, con trai phải kiểm tra và tổng kết thành tích trò chơi của mình, và mẹ sẽ nhận xét về bản báo cáo tổng kết đó.

Theo cô Dương, ngày đầu tiên bị đình chỉ học, con trai rất hào hứng sau khi trút bỏ được gánh nặng học hành. “Từ 3h30 chiều đến 12h đêm, nó chỉ ra ngoài tầm 10 phút, húp vội vài miếng canh, nóng lòng muốn chơi tiếp, đến 1 giờ sáng thì lăn ra ngủ. Nhìn con trai chơi game, mẹ còn đùa: Mẹ ngưỡng mộ con lắm.

Vào khoảng 2 giờ đêm ngày hôm sau, cô Dương đăng một đoạn video nói rằng con trai cô cuối cùng cũng chìm vào giấc ngủ:

“Thật là một ngày mệt mỏi. Từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm, tôi để con trai chơi suốt 16 giờ không kể ăn uống, đi vệ sinh. Sáng 6 giờ 45 tôi đã gọi nó dậy để chơi game, chưa bao giờ thấy nó bật dậy nhanh như thế. Bình thường phải mất nửa giờ mới xong việc”

Khi con trai chơi game, cô Yang cũng tham khảo một số ý kiến ​​của cư dân mạng và đưa ra đánh giá KPI về trò chơi: nên tổng kết và xem xét thành tích trò chơi vào buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên, con trai của cô  Dương đã bị hỏng lần đầu tiên khi buổi kiểm điểm sẽ được thực hiện vào lúc 2 giờ chiều ngày hôm đó.

“Bởi vì nó phát hiện ra cái gọi là tổng kết là phải lập bảng biểu và ghi rất nhiều con số. Tôi bảo các game thủ đều làm như vậy để tiến bộ. Nó đã chống cự và tránh né bằng nhiều cách.”

hình ảnh

Ảnh OST

Cuối cùng, cậu bé đã đồng ý viết sau khi được mẹ thuyết phục. Nhưng cậu đã lỡ mất giờ ăn trưa vì quá buồn ngủ. Đến 5 giờ chiều vì đói quá, bé 8 tuổi ra tủ lạnh lấy sữa chua nhưng cô Dương đã ngăn lại.

“Khi đó, nó đã ném sữa chua một cách giận dữ và suy sụp tinh thần lần thứ hai.”

“Cú đổ vỡ thứ ba là vào lúc 9 giờ tối”, người mẹ nói. Vì chỉ còn 3 tiếng nữa là đến hạn chót lúc 12 giờ nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu mà phải đạt được. “Khi nó chơi game vào buổi sáng, nó chỉ ở cấp 1 bạc. Con trai tôi đặt mục tiêu cho mình đến 12 giờ tối sẽ đạt vàng cấp 3, nhưng đến 9 giờ, chỉ mới cấp 4 bạc.”

Thấy con trai khóc không ra hơi, cô Dương dù lòng đau nhói cũng không lay chuyển. Cuối cùng, cậu con trai đã khóc với mẹ: “Con mệt quá. Chơi game ở đây như cái máy. Con muốn ngủ, không muốn chơi game nữa.”

Nhưng khi người mẹ cố gắng thuyết phục cậu đi học lại, cậu vẫn không “mắc câu”. Do đó, kế hoạch của cô Dương vẫn phải tiếp tục.

Vào ngày thứ ba, một cao thủ trò chơi trong top 100 sau khi lắng nghe những chia sẻ của người mẹ đã chủ động liên lạc với cô Dương. Anh ta gợi ý cô nên nói với con đấu với mình, thay vì chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ có điểm.

“Nếu con thắng, con sẽ tiếp tục vào vòng trong. Nếu con thua, con sẽ phải đấu lại. Như vậy mới đạt được số điểm có thể kiếm t.iền trang trải những nhu cầu cơ bản hàng ngày. Còn nếu muốn hơn, con sẽ phải thách đấu với ít nhất 5 người mỗi ngày.”

Đương nhiên do quá chênh lệch về sức mạnh, trình độ nên cậu nhóc toàn thua tới thua. Cảm xúc của nó hoàn toàn mất kiểm soát, và gục ngã lần thứ tư.

hình ảnh

Ảnh OST

Người mẹ thừa nhận rằng cô không biết liệu phương pháp này có hiệu quả hay không. Cô chỉ muốn cho con trai mình biết rằng làm bất cứ việc gì cũng không hề dễ dàng. Trong những ngày ở nhà, con trai cô Dương nhiều lần suy sụp, có lúc đòi chơi game, có lúc muốn bỏ cuộc để đi học lại.

“Là cha mẹ, tôi thực sự không quan tâm sau này con sẽ đi trên con đường nào, nhưng dù là con đường nào, vì con đã lựa chọn, cho dù con đường đó gặp phải khó khăn gì, con cũng nên vững vàng đi tiếp và đừng bỏ cuộc.” Cô Dương rất biết ơn sự ủng hộ và góp ý của cư dân mạng, cho biết thái độ của con trai đã bắt đầu lung lay và không muốn chơi nữa.

Một số cư dân mạng cho rằng người mẹ đã làm đúng. Ngày nay cha mẹ càng kiểm soát một đứa trẻ, nó sẽ càng chống cự. Đá.nh đập và mắng mỏ một cách mù quáng là vô ích. Cách làm này rất chu đáo, không chỉ tôn trọng sở thích của trẻ mà còn cho phép trẻ sẵn sàng nói lời tạm biệt với trò chơi yêu thích. Một cư dân mạng cũng chia sẻ trải nghiệm dạy con tương tự trong gia đình mình. Trong một thời gian, cháu gái của anh ấy trốn trong chăn và lén lút xem video hàng đêm. Chị gái của anh đã gọi con ra mở ti vi xem liên tục. Nếu cháu gái ngủ quên, mẹ đánh thức con dậy tiếp tục xem. Sau khi thức cả đêm, cô bé đã khóc và nói rằng sẽ không bao giờ làm điều đó nữa.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/khong-thich-di-hoc-be-8-tuoi-duoc-me-cho-choi-game-16-tieng-moi-ngay-ap-han-hoi-kpi-va-thoi-gian

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X