Không ăn bánh kẹo và đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, bé trai 3 tuổi vẫn bị sâu cả hàm răng chỉ vì lỗi của mẹ

Một hành động sai lầm của mẹ đã khiến con bị sâu cả hàm răng.

Là cha mẹ 4.0 nên Tiêu Linh có nhiều kiến thức chăm con khoa học. Đặc biệt, cô rất quan tâm đến chuyện bảo vệ răng của con trai Bảo Bảo, vì cô mong con sẽ có một nụ cười tỏa nắng trong tương lai.

Thế nên, ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên, Tiêu Linh đã bắt đầu vệ sinh răng cho con mỗi ngày 2 lần bằng nước muối pha loãng. Khi con lớn hơn một chút, cô cho con đánh răng bằng kem đánh răng dành cho trẻ em. Cứ thế đến 3 tuổi, ai cũng ngưỡng mộ vì Bảo Bảo có một hàm răng trắng đều như bắp và không hề bị sâu chút nào.

Thế nhưng, cách đây nửa năm, Tiêu Linh phát hiện ra răng của con trai có một vài chấm đen nhỏ. Lúc đó, bà mẹ này cho rằng chắc do con ăn nhiều bánh kẹo ngọt lại cộng thêm đánh răng không kỹ nên bắt đầu bị sâu.

Tuy nhiên, ngay cả khi cô cấm con không được ăn bánh kẹo hay uống nước ngọt nữa thì răng của Bảo Bảo vẫn bị sâu cả hàm. Không còn cách nào khác, Tiêu Linh đành dẫn con đi bác sĩ khám răng.

Không ăn bánh kẹo và đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, bé trai 3 tuổi vẫn bị sâu cả hàm chỉ vì lỗi của mẹ - Ảnh 1.

Dù không ăn bánh kẹo và đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày, nhưng răng của Bảo Bảo vẫn bị sâu nặng (Ảnh minh họa)

Sau khi kiểm tra kèm một loạt câu hỏi thăm, bác sĩ nhìn Tiêu Linh nói: “Răng của đứa trẻ không có vấn đề gì cả. Còn bị sâu là do lỗi của cha mẹ”. Hóa ra, thấy con thấp bé hơn so với các bạn cùng lớp, nên trước khi đi ngủ, bà mẹ này lại pha cho con một cốc sữa nóng. Uống sữa xong, có hôm thì Bảo Bảo nhớ đi xúc miệng lại, có hôm thì không.

Kết quả là chỉ một thời gian sau, răng của cậu bé đã bị sâu nặng. Nghe bác sĩ giải thích xong, Tiêu Linh ngớ người: “Thì ra lỗi là của mình chứ không phải tại con”.

Cha mẹ nên giúp con bảo vệ răng miệng như thế nào?

Theo thông tin từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, răng sữa rất quan trọng. Nếu răng sữa bị sâu thì có khả năng răng vĩnh viễn cũng sẽ bị sâu. Trong trường hợp răng sữa bị rụng quá sớm, các răng sữa còn lại có thể sẽ di chuyển dần về chỗ trống đó và không chừa chỗ cho răng vĩnh viễn mọc vào. Không chỉ thế, sâu răng còn khiến trẻ bị đau nhức, ăn uống kém ảnh hưởng đến sự phát triển, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu chẳng may răng sâu bị nhiễm trùng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ. Một là do bé bị lây nhiễm vi khuẩn từ miệng của cha mẹ và người chăm sóc thông qua hành động thử thức ăn trước khi cho bé ăn, dùng chung muỗng hoặc thổi thức ăn cho bé. Hai là do nướu và răng của trẻ tiếp xúc với đường như bánh kẹo, nước ngọt, soda, nước trái cây, sữa… trong một thời gian dài. Dù đó là đường tự nhiên hay đường bổ sung trong thực phẩm đều bị vi khuẩn trong miệng biến đổi thành axit. Axit này sau đó sẽ hòa tan phần bên ngoài của răng khiến chúng bị sâu.

Không ăn bánh kẹo và đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, bé trai 3 tuổi vẫn bị sâu cả hàm răng chỉ vì lỗi của mẹ - Ảnh 2.

Chính vì thế, các bác sĩ luôn khuyến khích cha mẹ tập cho con thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm vì sâu răng có thể xảy ra ngay từ chiếc răng sữa đầu tiên như sau:

– Từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi: Cha mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho con bằng cách lau nhẹ nướu bằng khăn sạch. Khi chiếc răng đầu tiên mọc lên, bạn nên nhẹ nhàng dùng một bàn chải lông mềm và bôi một ít kem đánh răng bằng hạt gạo lên để chà nhẹ cho con.

– Từ 12 đến 36 tháng: Đánh răng cho trẻ 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 2 phút bằng loại kem đánh răng dành cho trẻ em phù hợp theo từng độ tuổi.

– Từ 3 tuổi trở đi: Lúc này trẻ đã có thể tự mình đánh răng tốt rồi. Việc của cha mẹ lúc này là nhắc nhở con đánh răng thường xuyên và kỹ lưỡng.

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, cha mẹ cũng nên thực hiện một số lưu ý sau đây để bảo vệ răng sữa cho con tốt hơn:

– Không bao giờ cho con đi ngủ khi đang bú sữa. Điều này không chỉ khiến răng của trẻ tiếp xúc với đường mà còn có thể khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai và nghẹt thở.

– Dạy con uống sữa bằng cốc càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong giai đoạn từ 12 đến 15 tháng tuổi. Vì uống bằng cốc sữa sẽ ít có khả năng đọng lại quanh răng. Ngoài ra, trẻ cũng không thể ôm cốc sữa đi ngủ được.

– Hạn chế cho con ăn ngọt chẳng hạn như kẹo, kẹo dẻo, bánh quy, nước trái cây hay nước ngọt. Đường cũng có trong bánh quy giòn và khoai tây chiên. Vì thế, cha mẹ không nên cho con ăn vặt nhiều.

– Cho con đi khám răng theo định kỳ: Cứ 6 tháng một lần, bạn nên cho trẻ đi kiểm tra răng miệng một lần kể cả khi con chưa hề bị sâu răng. Vì thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ dễ dàng nhận biết và cảnh báo với bạn về tình trạng răng miệng của trẻ, từ đó sẽ có phương án hỗ trợ tốt nhất nhằm bảo vệ hàm răng của con.

Theo: Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X