Khác biệt lớn giữa não trẻ đọc sách và xem điện thoại, TV thường xuyên

"Vào khoảnh khắc mà chúng ta quyết thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn"

Không ít phụ huynh trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi đã đưa cho con chiếc điện thoại hoặc Ipad để có thể rảnh tay trong vòng vài tiếng đồng hồ chuẩn bị bữa tối, dọn dẹp, tắm rửa. Tuy nhiên, họ lại không biết đó chính là một trong những cách kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ trong 5 năm đầu đời. Hẳn các phụ huynh sẽ giật mình nếu nhìn thấy những hình ảnh so sánh não bộ đứa trẻ đọc sách và đứa trẻ xem điện thoại để thấy mình đang đầu độc con như thế nào.

Sau nhiều năm suy đoán, giờ đây đã có bằng chứng cho thấy rằng việc tiếp xúc nhiều với màn hình ở trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo có thể liên quan đến sự phát triển não ở mức độ thấp hơn bình thường. Các kết quả đặc biệt đáng chú ý vì bộ não con người phát triển với tốc độ nhanh nhất trong những năm đầu.

Một báo cáo mới được công bố trên tạp chi JAMA Pediatrics cho thấy trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo tiếp xúc với màn hình vượt quá lượng khuyến nghị có ít chất trắng trong não. Chất trắng rất quan trọng để bồi dưỡng ngôn ngữ, khả năng đọc viết và kỹ năng nhận thức. Ít chất trắng hơn về cơ bản có nghĩa là bộ não không chạy ở tốc độ tối ưu.

hình ảnh

Đây là hình ảnh bộ não bên trái và phía trước bộ não của một trẻ mẫu giáo thường xuyên được bố mẹ đọc sách cho nghe, hoặc có thể tự đọc sách một mình. Phần màu đỏ cho thấy sự gia tăng của chất trắng có tổ chức ở khu vực chịu trách nhiệm cho khả năng ngôn ngữ và đọc hiểu. Đây cũng chính là khu vực hỗ trợ trẻ việc học tập.

hình ảnh

Đây là bên trái và phía trước bộ não của một trẻ mẫu giáo thường xuyên dành 2 giờ mỗi ngày để xem điện thoại. Các khu vực màu xanh cho thấy sự kém phát triển và vô tổ chức của chất trắng, tức là đứa trẻ này sẽ gặp khó khăn trong việc học sau này.

Cả 2 hình ảnh này đều tới từ các nghiên cứu mới của Trung tâm Khám phá khả năng Đọc và Đọc hiểu của Bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ). Đây là những nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng trong lĩnh vực sinh học thần kinh về những lợi ích của việc đọc sách và những bất lợi tiềm ẩn của việc tiếp xúc với điện thoại, tivi trong việc phát triển não bộ của trẻ. So sánh não bộ đứa trẻ đọc sách và đứa trẻ xem điện thoại cho thấy đứa bé đọc sách hoặc được bố mẹ đọc sách cho nghe nhiều hơn sẽ có nền tảng phục vụ cho việc học tập tốt hơn.

Chất xám của bộ não chứa phần lớn tế bào não có nhiệm vụ điều khiển cơ thể phải làm gì. Còn chất trắng được tạo nên bởi các sợi có bao myelin, còn được gọi là bó thần kinh. Nó tạo nên sự kết nối giữa tế bào thần kinh và phần còn lại của hệ thống thần kinh.

Sự gia tăng và có tổ chức của chất trắng là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông tin giữa các phần khác nhau của não bộ, thúc đẩy các chức năng và khả năng học tập. Nếu không có một hệ thống truyền thông tin phát triển tốt, tốc độ xử lý của não sẽ chậm và gây khó khăn cho việc học tập.

hình ảnh

“Ở thời điểm vừa được sinh ra, trẻ có nhiều nơ-ron thần kinh hơn bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời. Tuỳ thuộc vào loại tương tác nào của trẻ với người chăm sóc, sự kết nối giữa các nơ-ron này sẽ được tăng cường. Trải nghiệm sẽ làm tăng sự kết nối giữa các nơ-ron trong não, nhưng ngược lại, nơ-ron nào không được sử dụng tốt sẽ bị bộ não thải loại và chết đi” – Tiến sĩ Hutton, bác sĩ nhi khoa & nhà nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trẻ em Cincinnati, tác giả công trình nghiên cứu cho hay.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra thói quen thời gian trên màn hình và kỹ năng nhận thức của 47 trẻ em từ 3 đến 5 tuổi và tiến hành quét não cho mỗi bé tham gia. Trước khi quét, các em đã làm một bài kiểm tra nhận thức và cha mẹ đã điền vào một cuộc khảo sát dựa trên các khuyến nghị về thời gian sàng lọc của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP).

Điểm số cuối cùng, được gọi là điểm ScreenQ, dựa trên một số tiêu chí, bao gồm cả việc một đứa trẻ có tivi trong phòng hay không, có được tiếp xúc với màn hình trước 18 tháng, chúng dành bao nhiêu thời gian trước màn hình và xem một mình hay với một người lớn.

Bản thân điện thoại, máy tính bảng có thể không gây hại, tuy nhiên, tờ New York Times đưa tin, vấn đề ở đây là màn hình đang thay thế các hoạt động thúc đẩy sự phát triển não bộ, bao gồm giao tiếp với người khác và đọc sách.

Đối với trẻ nhỏ, một trong những vấn đề chính là chuyển từ những gì chúng trải nghiệm trên màn hình hai chiều sang những gì chúng thấy trong thế giới ba chiều thực.

“Nếu bạn cho một đứa trẻ một ứng dụng mà chúng chơi với Legos ảo, các khối ảo và xếp chúng lại, sau đó đặt các khối thực sự trước mặt chúng, chúng sẽ cảm thấy bối rối”, Dimitri Christakis, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Seattle cho biết.

hình ảnh

Theo AAP, điện thoại di động không nên được sử dụng để làm dịu một đứa trẻ đang nổi nóng hay cáu gắt bởi vì điều đó có thể ngăn cản chúng phát triển các kỹ năng đối phó cảm xúc quan trọng. Khi một đứa trẻ được cho một chiếc iPad để sử dụng, một người lớn khác cũng nên tham gia vào trò chơi hoặc ứng dụng video để khuyến khích các tương tác xã hội.

Jordan Shapiro, một nhà tâm lý học nghiên cứu và tác giả của “Thời thơ ấu mới”, lặp lại khuyến nghị của AAP. Ông kêu gọi các bậc cha mẹ tập trung hơn vào cách trẻ em sử dụng các thiết bị. Ví dụ, Shapiro cũng khuyên phụ huynh nên ngồi và nói chuyện với con cái trong khi chúng đang xem video hoặc chơi trò chơi video.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã ban hành hướng dẫn đầu tiên về thời gian sử dụng các phương tiện có màn hình ở trẻ em: Trẻ em dưới 18 tháng tuổi không nên tiếp xúc với bất kỳ màn hình nào ngoài trò chuyện video. Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống nên có thời gian sàng lọc không quá một giờ mỗi ngày.

Nhiều ông trùm công nghệ hạn chế tiếp xúc với màn hình của con cái họ. Những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới – những người tạo ra hàng triệu chiếc smartphone – đã hạn chế việc cho con cái tiếp xúc với màn hình. Tỷ phú Bill Gates, cựu Giám đốc điều hành của Microsoft, đã không cho con dùng điện thoại di động cho đến khi chúng 14 tuổi. Khi các con được phép dùng, ông cũng đặt giới hạn về thời gian để chúng không sử dụng quá nhiều

Năm 2010, Steve Jobs, người từng giữ chức CEO của hãng công nghệ Apple cho đến khi qua đời, nói với phóng viên tờ New York Times rằng các con ông thậm chí chưa bao giờ sử dụng iPad.

Tiến sĩ Hutton cho biết nhiều phụ huynh loay hoay và áp lực đi tìm một cuốn sách hoàn hảo để đọc cho con. Nhưng thực tế, chẳng có cách đọc nào tốt nhất cả. Hãy đọc sách cho con với một tình yêu thương bao la và sự kiên nhẫn của một bậc làm cha làm mẹ cần phải có. Dạy con làm quen với sách để con cảm thấy hứng thú chứ không phải là tạo cảm giác bị ép buộc. hãy là một người bạn đồng hành cùng con. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc phu huynh để thu hút và lôi kéo con bạn yêu thích sách và đọc sách nhiều hơn:

– Thường xuyên trò chuyện với con.

– Khuyến khích con đọc sách thông qua những tình huống hàng ngày: Con ở nhà một mình phải cảnh giác điều gì, khi đi ra ngoài đường với người lớn thì phải làm sao….

– Hát những bài hát thiếu nhi.

– Khi bé có lỗi, hãy giả vờ như bố mẹ đang đọc một câu chuyện nào đó về tình huống này, khuyến khích con nói ra những diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

– Cho con được thoả trí tưởng tượng sáng tạo những câu chuyện của riêng mình và sau đó, cha mẹ nên đặt nhiều câu hỏi về cốt truyện để kích thích con tiếp tục tưởng tượng.

– Cha mẹ nên chọn đọc những cuốn sách có nhân vật thú vị và đừng ngại nhập vai hay biểu cảm bằng các giọng đọc khác nhau dành riêng cho mỗi nhân vật.

– Cho con chỉ vào tranh hoặc từ rồi lặp đi lặp lại từ đó.

Cuối cùng, hãy đọc sách cùng con một cách thoải mái thư giãn thay vì xem đó là trách nhiệm. Bố mẹ yêu thích việc đọc sách thì mới có thể truyền cảm hứng cho con. Đương nhiên không thể cấm điện thoại ipad 100%, nhưng hãy luôn nhớ rằng sự khác biệt giữa đứa trẻ đọc sách và đứa trẻ xem điện thoại sẽ tạo ra sự thành công ở tương lai theo các chiều hướng rất khác nhau.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/khac-biet-lon-giua-nao-tre-doc-sach-va-xem-dien-thoai-tv-thuong-xuyen

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X