Kể từ nay, có 6 việc cán bộ, công chức không được phép làm: Đặc biệt là việc số 6

Theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức không được phép làm 6 việc dưới đây.

1. Thành lập, quản lý doanh nghiệp

Theo điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và hợp tác xã.

6-viec-can-bo-cong-chuc-khong-duoc-phep-lam-1

Đồng thời, theo điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng quy định, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thực hiện một số hành vi sau:

– Tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã.

– Thành lập hoặc quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định.

2. Tham gia bán hàng đa cấp

Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về việc quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Khoản 2 Điều 28 của nghị định này quy định rõ về những trường hợp không được tham gia bán hàng đa cấp; trong đó có cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Nghị định này cũng quy định cán bộ, công chức cũng không được tham gia làm đào tạo viên để đào tạo cho người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp.

3. Kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý

Luật Phòng chống tham nhũng 2005 quy định, cán bộ, công chức, viên chức không được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định.

Tuy nhiên, đến Luật Phòng chống tham nhũng 2018 chỉ cấm cán bộ, công chức, viên chức thành lập, giữ chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định.

4. Làm luật sư

Điều 17 của Luật Luật sư 2006 quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, được sửa đổi tại Khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.

Theo Mục b Khoản 4 Điều 17, người đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân… không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

Ngoài ra, theo Mục b Khoản 1 Điều 18, người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khi được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

5. Góp vốn vào doanh nghiệp có ngành nghề trực tiếp quản lý

Trường hợp cán bộ, công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước. Đây là quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.

6-viec-can-bo-cong-chuc-khong-duoc-phep-lam-2

6. Làm tư vấn về những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết

Cán bộ, công chức, viên chức không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết. Đây là nội dung được quy định trong cả Luật Phòng chống tham nhũng 2005 và Luật Phòng chống tham nhũng 2018.

Ngoài ra, theo quy định tại Luật cán bộ, công chức và các văn bản liên quan thì cán bộ, công chức không được:

– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

– Sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.

– Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

– Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/ke-tu-nay-co-6-viec-can-bo-cong-chuc-khong-duoc-phep-lam-dac-biet-la-viec-so-6-793437.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X