Hoa giấy trồng mãi chỉ thấy lá, dùng ngay chiêu này hoa nở liên tục, rực rỡ quanh năm

Hoa giấy là loại cây được nhiều người yêu thích vì dễ sống, ra hoa đẹp, hoa có thể nở quanh năm. Hoa giấy có thể trồng trong đất, tạo thành giàn leo lớn hoặc cũng có thể trồng trong chậu để làm cảnh trong nhà.

Theo phong thuỷ, cây hoa giấy là cây dạng leo và có nhiều cành, tạo nên một dáng vẻ xum xuê, biểu tượng cho sự đủ đầy, bảo vệ, và hạnh phúc vẹn tròn. Đặc biệt, hoa giấy có hoa với nhiều màu sắc tươi sáng, điều này cũng tượng trưng cho may mắn, phát tài, và phát lộc cho gia đình. Thêm vào đó, theo quan niệm dân gian, hoa giấy còn được cho là có khả năng xua đuổi tà ma và ngăn chặn điềm xấu.

Hoa giấy hợp với những người tuổi Tỵ, tuổi Dần và người mệnh Thổ. Nếu chọn trồng hoa giấy trước nhà sẽ giúp nghênh đón nhiều vận may, phát tài phát lộc, cuộc sống được cát tường, phú quý. Khi chọn cây hoa giấy, gia chủ lưu ý chọn màu sắc cây hoa giấy phù hợp với tuổi tác và vận mệnh, tránh chọn cây có màu sắc tương khắc với bản mệnh.

hoa giấy, mẹo trồng hoa giấy, kiến thức

Ngoài ra, theo góc nhìn khoa học, trồng hoa giấy trước nhà không chỉ làm đẹp cho cảnh quan mà còn giúp lọc sạch bụi bẩn để bầu không khí xung quanh nhà thêm trong lành, mát mẻ.

Không chỉ vậy, hoa giấy còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Lá cây có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ tốt.

Hoa giấy nở rộ nhất vào mùa hè, khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8. Nếu biết chăm sóc đúng cách, vào những mùa khác, cây cũng có thể ra hoa rực rỡ. Để hoa giấy nở quanh năm, bạn hãy chú ý đến những điều dưới đây.

Bổ sung phân lân và kali

Phân lân và kali là dưỡng chất cần bổ sung cho cây để cây khỏa mạnh và ra hoa, đặc biệt là với cây trồng trong chậu. Sau 2-3 năm chưa thay chậu thì dinh dưỡng trong chậu cây sẽ cạn kiệt. Lúc này, bạn cần phải bổ sung dưỡng chất để cây tiếp tục phát triển và nuôi dưỡng hoa.

hoa giấy, mẹo trồng hoa giấy, kiến thức

Vào tháng 4 hàng năm, bạn có thể bổ sung phân lân và kali cho cây hoa giấy. Phân lân có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của nụ hoa. Phân kali giúp rễ cây khỏe mạnh, từ đó việc hấp thụ dưỡng chất của cây cũng tốt hơn, cây phát triển mạnh hơn.

Bạn có thể sử dụng các loại phân phổ biến như huaduoduo, kali dihydrogen phosphate… Pha loãng phân với nước rồi tưới cho cây khoảng 10 ngày một lần. Không nên tưới nước phân quá nhiều, chỉ dùng một lượng vừa đủ để tránh tình trạng cây bị cháy rễ.

Kiểm soát nước hợp lý

Cây hoa giấy không phải loại cây cần nhiều nước. Nó có thể chịu khô hạn rất tốt. Để cây ra nhiều hoa, bạn cần kiểm soát nước tưới của cây. Có thể chờ đất khô hoặc lá cây có dấu hiệu héo rồi mới tưới nước cho cây. Làm như vậy, quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị gián đoạn, từ đó kích thích sự phân hóa mầm hoa và giúp cây ra hoa nhiều hơn.

Tỉa cành

hoa giấy, mẹo trồng hoa giấy, kiến thức

Sau một thời gian trồng, bạn nên tỉa cành cho cây hoa giấy. Nên tỉa bớt những cành già yếu và những nụ hoa cũ.

Tỉa cảnh giúp giảm lãng phí dinh dưỡng. Các dưỡng chất được cây hấp thụ sẽ tập trung vào nuôi các cành khỏe và mầm hoa mới. Ngoài ra, việc cắt tỉa cũng giúp cây khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa sâu bệnh phát triển ở các cành già yếu.

Đủ ánh sáng

Với cây hoa giấy, ánh sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thời gian chiếu sáng không đủ, cây hoa giấy sẽ không ra hoa.

Tốt nhất nên trồng cây ở nơi có ánh sáng tốt, để cây được tiếp xúc với ánh sáng ít nhất 6 tiếng một ngày.

Cây hoa giấy nhận đủ ánh sáng thì nụ hoa cũng sẽ ra nhiều hơn.

Nguồn: https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/lam-sao/hoa-giay-trong-mai-chi-thay-la-dung-ngay-chieu-nay-hoa-no-lien-tuc-ruc-ro-quanh-nam-422206.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X