Gửi tiết kiệm 1 triệu, 10 triệu, 100 triệu lời bao nhiêu tiền mỗi tháng, mức tính cụ thể như sau

Từ xưa tới nay, gửi tiền tại ngân hàng luôn là kênh đầu tư an toàn, tuy không sinh lời cao như nhiều kênh khác.

Gửi tiền tiết kiệm là gì?

Gửi tiền tiết kiệm là cá nhân hoặc tổ chức gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi định kỳ theo mức lãi suất được ngân hàng ấn định.

Hình thức cổ điển nhất của gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là gửi tại văn phòng giao dịch và được cấp sổ tiết kiệm minh chứng cho việc khách đã gửi tiền trong một khoảng thời gian nào đó và được hưởng mức lãi suất cụ thể.

Để rút được tiền ra, khách hàng phải mang sổ tiết kiệm đến văn phòng giao dịch cùng giấy tờ tùy thân để làm thủ tục.

lai

Từ xưa tới nay, gửi tiền tại ngân hàng luôn là kênh đầu tư an toàn, tuy không sinh lời cao như nhiều kênh khác (đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản hoặc kinh doanh…) nhưng nó đem lại sự ổn định, chắc chắn với rủi ro ở mức tối thiểu, gần như không có.

Từ sự uy tín của mình, các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm của người dân, từ đó đem cho vay lại và đầu tư vào các ngành khác nhau để phát triển kinh tế.

Để người gửi tiền không bị thua thiệt, lãi suất gửi tiết kiệm luôn đảm bảo mức thực dương, nghĩa là lãi suất luôn phải cao hơn mức lạm phát hàng năm, đảm bảo hiệu quả sinh lời.

Gửi tiết kiệm 1 triệu, 10 triệu, 100 triệu lãi bao nhiêu mỗi tháng?

Hiện nay, đa số các ngân hàng đều cho phép khách gửi tiết kiệm có kỳ hạn với số tiền từ 1 triệu trở lên. Với chính sách này, khách hàng có thể dễ dàng tham gia gửi tiền với các ưu đãi khác. Ngoài ra, mức lợi nhuận khách hàng nhận được cao hay thấp còn phụ thuộc vào số tiền gửi, ngân hàng, kỳ hạn…

Với số tiền 1 triệu 1 tháng có thể lãi được bao nhiêu tiền, số tiền lãi có thể được tính với công thức:

Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất(%/năm) x Số ngày gửi/365

Trong đó:

Tiền gửi: Là số tiền muốn gửi tiết kiệm.

Lãi suất: Lãi suất của ngân hàng, có thể là không kỳ hạn, 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng,…

Số ngày gửi: Là số ngày thực tế đã gửi tiết kiệm, vì có thể sẽ có các trường hợp tất toán sớm hoặc muộn.

Ví dụ, hiện lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng tại Vietcombank là 1,7%/năm, theo công thức trên, khi gửi tiết kiệm 1 triệu đồng khách hàng sẽ nhận được tiền lãi là 1.397 đồng/tháng, gửi 10 triệu đồng lãi 13.972 đồng/tháng, gửi 100 triệu đồng lãi 139.726 đồng/tháng.

Hay tại Techcombank, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng của ngân hàng hiện là 2,5%/năm. Vậy khi gửi tiết kiệm 1 triệu đồng khách hàng sẽ lãi 2.054 đồng/tháng. gửi 10 triệu đồng lãi 20.547 đồng/tháng, gửi 100 triệu đồng lãi 205.479 đồng/tháng.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

PVcomBank áp dụng mức lãi suất lên tới 10%/năm cho kỳ hạn gửi 12-13 tháng với số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỉ đồng. Mức lãi suất trên áp dụng cho số tiền gửi khá lớn, 2.000 tỉ đồng.

HDBank cũng áp dụng mức lãi suất khá cao, 8,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, điều kiện duy trì số dư tối thiểu thấp hơn nhiều, chỉ 300 tỉ đồng.

Thống kê các ngân hàng có lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay:

Lai-Suat-Cao-Nhat-Ho

Khảo sát của PV Báo Lao Động tại các ngân hàng, so sánh mức lãi suất cao nhất và thấp nhất của các ngân hàng ở các kỳ hạn phổ biến là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng.

Với kỳ hạn 3 tháng, ngân hàng có mức lãi suất cao nhất là CB 4,3%. Các ngân hàng có mức lãi suất cao tiếp theo gồm Cake by VPBank 4,1%, VRB 4%.

Ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất kỳ hạn 3 tháng là Agribank với 2%. Một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất thấp ở mức 2% gồm Vietcombank, SCB.

Như vậy, chênh lệch lãi suất cao nhất và thấp nhất ở kỳ hạn 3 tháng là 2,3% giữa CB và Agribank.

Ở kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là Cake by VPBank với 5,2%, tiếp đến là CB 5,1% và NCB 5,05%. Ngân hàng có lãi suất thấp nhất kỳ hạn này là Agribank với 3% và Vietcombank cũng 3%.

Chênh lệch lãi suất cao nhất và thấp nhất ở kỳ hạn 6 tháng là 2,2% giữa Cake by VPBank và Agribank, Vietcombank.

Ở kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất là PVcomBank 10%, tiếp đến là HDBank với 7,8%.

Ngân hàng có lãi suất thấp nhất ở kỳ hạn này là ABBank với 4,3%, GPBank 4,6%, MSB 4,6%.

Chênh lệch lãi suất cao nhất và thấp nhất kỳ hạn 12 tháng là 3,5% giữa HDBank và ABBank.

Với kỳ hạn 24 tháng, ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất là Nam A Bank và OCB với mức 5,8%. Ngân hàng có lãi suất thấp nhất ở kỳ hạn này là ABBank với 4,4% và MSB cũng 4,6%.

Chênh lệch lãi suất cao nhất và thấp nhất ở kỳ hạn 24 tháng là 1,4% giữa Nam A Bank và ABBank.

 
script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X