Gia tăng trẻ bị tay chân miệng do Enterovirus 71 gây biến chứng nặng, có dấu hiệu này cần nhập viện ngay

Ngày 4-6, Bộ Y tế cho biết, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2023 tới nay, cả nước ghi nhận khoảng 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 3 ca tử vong tại Đắk Lắk, Kiên Giang và Long An.

So với cùng kỳ 2022, số mắc giảm 28% nhưng tử vong tăng 2 trường hợp. Đặc biệt, khu vực phía Nam có số mắc và tử vong do tay chân miệng cao nhất với 6.204 ca và 2 trường hợp tử vong. Số ca mắc chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 98,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi (chiếm 84%).

Qua giám sát vi sinh về tác nhân gây dịch bệnh tay chân miệng năm 2023 đã ghi nhận gia tăng tỷ lệ các trường hợp dương tính Enterovirus 71 (EV71). Trong khi EV71 là tác nhân gây các biến chứng nặng và tử vong.

Bộ Y tế cũng chỉ rõ, bệnh tay chân miệng có các dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh diễn biến nhẹ nhưng ở một số trường hợp có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/gia-tang-tre-bi-tay-chan-mieng-do-ev71-gay-bien-chung-nang-post692422.html

1. Tay chân miệng ở trẻ em lây truyền như thế nào?

Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ nước bọt, các nốt phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh có thể gặp rải rác quanh năm, ở hầu hết các địa phương, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, bệnh tay chân miệng trẻ em có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm: tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12.

Tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố thuận lợi để lây truyền bệnh tay chân miệng là sinh hoạt tập thể như: trẻ đi học tại các nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, các nơi tập trung đông trẻ em đều là các yếu tố nguy cơ cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát dịch.

2. Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng trẻ em

Bệnh chân tay miệng

Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ

  • Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài 3 – 7 ngày. Thường không biểu hiện triệu chứng.
  • Giai đoạn khởi phát: thường từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng tiêu biểu như: trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, chán ăn, trẻ đi tiêu chảy vài lần trong ngày, phân không có nhầy máu. Triệu chứng khởi phát thường gặp là sốt và đau họng.
  • Giai đoạn toàn phát: thường kéo dài từ 3 – 10 ngày với các biểu hiện điển hình của bệnh như:
  • Loét miệng: xuất hiện sau sốt 1 – 2 ngày, lúc đầu là chấm hồng ban, trong vòng 24 giờ tiến triển thành mụn nước có đường kính từ 2 – 4mm, gây đau, chảy nước miếng, ăn uống kém, vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc phần sau khoang miệng, các nếp hầu họng, lưỡi gà, cột trước amidan, đôi khi có ở niêm mạc má và lưỡi, các vết loét có thể kéo dài hàng tuần lễ.
  • Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông… tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm (không sẹo lồi, không đỏ, không lõm). Đôi khi dạng dát sẩn không có mụn nước, kích thước thay đổi từ 2 – 10mm, hình tròn hay hình bầu dục, nổi cộm hoặc ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau. Các tổn thương da tự hết trong vòng 1 tuần, mụn nước khô sẽ để lại vết thâm da, không loét.
  • Trẻ bị sốt nhẹ từ 2 – 4 ngày (± 7 ngày) kèm theo nôn, tiêu chảy, ho. Nếu trẻ sốt cao và có biểu hiện nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng như: biến chứng trên thần kinh, tim mạch, hô hấp… thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
  • Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3 – 5 ngày sau, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không xảy ra biến chứng.

3. Tiêu chuẩn nhập viện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em:

Lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt phát ban

Ngay cả ở giai đoạn 1 của bệnh, trẻ vẫn có thể bị sốt cao

Độ 1

Đa số các trường hợp độ 1 có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, độ 1 cần phải nhập viện khi bắt đầu xuất hiện một trong các dấu hiệu nặng:

  • Sốt cao > 39 độ C
  • Sốt trên 3 ngày.
  • Trẻ nôn ói nhiều.
  • Trẻ ngủ gà.
  • Bạch cầu máu > 17.000 tế bào/mm3

Độ 2: cần nhập viện điều trị

Độ 3 và độ 4: cần nhập viện điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực

Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, chỉ tập trung điều trị hỗ trợ (không sử dụng kháng sinh khi không có bội nhiễm). Theo dõi sát để phát hiện sớm và điều trị biến chứng ngay khi có dấu hiệu. Bảo đảm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.

Rửa tay là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh TCM ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng,..) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Khi trẻ mắc bệnh TCM, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi,..).

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-tay-chan-mieng-tre-em-khi-nao-can-nhap-vien/

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X