Dạy trẻ điều này quan trọng hơn đạt điểm cao, cha mẹ càng biết sớm, về già càng tránh phải chịu cảnh cay đắng

Sự giáo dục của gia đình có thể quyết định liệu sau này trẻ có trở thành người tốt hay không.

Từng có một câu chuyện khiến cư dân mạng Trung Quốc tranh luận dữ dội:

Một du học sinh 23 tuổi bị bố tra hỏi vì quẹt thẻ tín dụng. Cô chỉ lạnh lùng trả lời. Cha cô khuyên nhủ con một cách tha thiết: “Khả năng của bố có hạn nên con phải tiết kiệm”. Cảm thấy bực bội, cô không chỉ đăng đoạn chat lên mạng mà còn dùng những lời lẽ vô cùng khó chịu để xúc phạm người cha đã chu cấp cho mình.

Có những đứa con yên tâm hưởng thụ công lao của cha mẹ, và sẽ đầy oán hận nếu họ thiếu đáp ứng dù chỉ một chút. Đối với một đứa trẻ vô ơn như vậy, cho dù sau này có thành công trong sự nghiệp thì làm sao cha mẹ có thể mong đợi con báo đáp? Nếu một đứa trẻ từ khi còn nhỏ chỉ quan tâm đến việc đòi hỏi mọi thứ, coi sự vất vả của cha mẹ là đương nhiên và làm ngơ trước những khó khăn, vất vả thì lớn lên khó lòng biết ơn.

Ai yêu người khác sẽ luôn được yêu. Dạy trẻ biết yêu thương quan trọng hơn dạy trẻ đạt điểm cao. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ hiện nay vẫn xem nhẹ điều đó.

Dạy trẻ điều này quan trọng hơn đạt điểm cao, cha mẹ càng biết sớm, về già càng tránh phải chịu cảnh cay đắng-1

Ảnh minh họa

Là cha mẹ, khi về già, nếu muốn con cái quan tâm đến mình thì trước tiên chúng ta phải dạy cho chúng biết yêu thương. Ngoài ra cha mẹ cần lưu ý, nếu trẻ có những hành vi sau đây khi còn nhỏ thì lớn lên khó có lòng hiếu thảo, nhất định phải cải thiện kịp thời.

1. Đứa trẻ không biết giới hạn

Trên mạng chia sẻ một clip về cậu bé cãi nhau với mẹ rồi đẩy mẹ xuống đất. Khi người mẹ đang quỳ dưới đất cố gắng đứng dậy, đứa con đã bước tới đá vào mẹ, giữ chặt khiến bà không thể cử động. Người mẹ tóc rối bù, ngẩng đầu lên nhìn đứa con mình vô cùng yêu thương, bất lực nhưng bình tĩnh chấp nhận tất cả.

Người bảo vệ bên cạnh không thể chịu đựng được nữa, lớn tiếng mắng cậu bé. Còn cậu bé này, trông giống như một học sinh tiểu học, không tỏ ra sợ hãi mà hét thẳng vào mặt: “Tôi đánh mẹ ruột thì liên quan gì đến ông”.

Điều bức xúc hơn nữa là sau khi bị con đối xử như vậy, thay vì cảm ơn người khác đã đến cứu, người mẹ lại mắng mỏ những người qua đường.

Đứa trẻ khi còn nhỏ đã cư xử như vậy rồi, lớn lên sẽ như thế nào? Cha mẹ chiều chuộng con quá mức và thờ ơ trước những ác ý mà con thể hiện ra đó không phải là tình yêu mà là hại con. Những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu không có quy tắc sẽ mất đi cảm giác sợ hãi.

Nếu trong lòng không có những quy tắc và không có điểm giới hạn trong hành động của mình, trẻ sẽ mất đi cảm giác kính sợ cơ bản nhất.

Cha mẹ ngại đặt ra những quy tắc cho con cái, khi chúng lớn lên sẽ có người dạy dỗ. Những đứa trẻ không bị ràng buộc bởi quy tắc từ nhỏ đã không được dạy “điều gì nên làm và điều gì không nên làm”. Khi còn nhỏ chúng không sẵn sàng chịu những tổn thất nhỏ nhưng khi lớn lên chắc chắn sẽ phải chịu những tổn thất lớn. Hơn nữa, trong mối quan hệ cha mẹ con cái, người bị tổn thương nhiều nhất luôn là cha mẹ.

2. Không sẵn sàng chịu trách nhiệm và không có tinh thần trách nhiệm

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những trường hợp như thế này: Một đứa trẻ vấp phải ghế và khóc. Bạn sẽ làm gì vào lúc này? Một số cha mẹ sẽ đổ lỗi cho chiếc ghế đẩu hoặc sàn nhà vì họ cảm thấy có lỗi với con mình. Điều này sẽ cho phép trẻ chuyển giao trách nhiệm và phát triển “tâm lý nạn nhân”. Khi một đứa trẻ gặp phải những thất bại nào đó, nó sẽ học từ những thói quen nhỏ này để trốn tránh trách nhiệm với bản thân: Chính người khác đã khiến mình trở nên như vậy. Hơn nữa, trẻ sẽ có tâm lý “nạn nhân”: Tất cả là do bạn mà tôi mới như thế này.

Nếu thói quen như vậy hình thành, khi lớn lên, gặp khó khăn, trẻ sẽ không tìm cách chủ động giải quyết mà sẽ tìm cách bào chữa cho mình. Đối tượng bị đổ lỗi có thể là xuất thân của chính anh ta, hoặc nhiều khả năng là cha mẹ đã không tạo cho mình một nền tảng tốt.

Cuốn sách “Kỷ luật tích cực” nói về việc nuôi dưỡng sự đồng cảm cho trẻ đã đề cập: Khi trẻ ngã xuống đất, ngoài việc an ủi trẻ, chúng ta cũng phải cùng trẻ an ủi sàn nhà. Nếu đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã biết rằng khi té ngã cũng ảnh hưởng đến người (hoặc đồ vật) khác, trẻ sẽ phát triển sự đồng cảm và hiểu người khác thông qua sự đồng cảm.

Những đứa trẻ này thường sẵn sàng đồng cảm và chia sẻ trách nhiệm với người khác. Chỉ khi trẻ đủ can đảm nhận trách nhiệm thì trẻ mới không mù quáng trốn tránh, viện cớ, thậm chí đổ lỗi cho người khác. Thay vào đó, chúng ta sẽ tổng hợp kinh nghiệm từ những sai lầm của mình và tiếp tục phát triển.

Khi một đứa trẻ lớn lên, nó có thể đảm nhận trách nhiệm của mình. Trách nhiệm này có thể là của cha mẹ, của một đứa trẻ, hoặc của một thành viên trong xã hội. Có được những đứa con biết gánh vác trách nhiệm là điều tự hào nhất của cha mẹ.

Trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ và biết cách chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình khi lớn lên.

Bà mẹ ở Hà Nội kể chuyện con lớp 6 đã biết kiếm tiền, nhiều người cảnh báo:  Coi chừng "sai 1 ly đi 1 dặm"

Một đứa trẻ sinh ra là một tờ giấy trắng, không ai định đoạt được tương lai. Nhưng sự giáo dục của gia đình có thể quyết định liệu sau này trẻ có trở thành người tốt hay không, liệu trẻ có biết yêu thương và tôn trọng hay không và có thể đồng cảm với cha mẹ mình hay không.

Chúng ta mong muốn con cái sau này sẽ yêu thương và hiếu thảo với cha mẹ thì phải thiết lập cho trẻ những giá trị và quy tắc đúng đắn ngay từ khi còn nhỏ.

Nguồn: https://tintuconline.com.vn/lam-me/cha-me-nen-day-tre-dieu-nay-con-quan-trong-hon-dat-diem-cao-n-584529.html

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623