Dạy con học mẹ nổi cơn xé sách: Đằng sau mỗi người mẹ suy sụp là một ông bố vô trách nhiệm

Ngồi cạnh bên con giảng giải từng chút một nhưng con vẫn không hiểu, làm bài sai lên sai xuống, trong phút nóng giận thiếu kiềm chế, mẹ đã xé hết từng trang sách giáo khoa của con.

Cha chỉ việc ra ngoài kiếm tiền nuôi gia đình, còn mẹ dù đi làm hay ở nhà vẫn phải nuôi và dạy con, chịu lời chê tiếng trách nếu nhiệm vụ chưa tròn. Con chưa ngoan thì đổ “con hư tại mẹ”. Con học chưa giỏi thì tại bởi “giống mẹ nó”. Còn nếu con giỏi giang thì đích thị “nhờ gen bên nội”. Con xinh đẹp cũng phải điểm ngay luôn “giống thằng cha nó”.

Không biết từ bao giờ trách nhiệm đổ lên đầu người mẹ lại ê hề đến vậy. Và khi chuyện học hành của con cái trở thành thứ trang sức hào nhoáng tô vẽ cho niềm kiêu hãnh của cha mẹ thì trách nhiệm dạy dỗ của người mẹ lại càng trở nên lớn lao và nặng nề hơn.

Một bức ảnh mới đây sau khi đăng tải nhận được 15.000 lượt yêu thích và 27.000 bình luận một lần nữa xoáy đến góc tối của vai trò người mẹ trong gia đình và đặc biệt là việc kèm cặp chuyện học hành của con.

Trên chiếc bàn cà phê, một đống mảnh giấy bị xé nát, quăng vương vãi. Nhìn vào nội dung cuốn sách, cư dân mạng có thể đoán ra được đó là những tờ giấy của một cuốn sách giáo khoa lớp 2. Người mẹ ngồi bên đứa con nhỏ bất lực nói: “Bây giờ con đã hoàn toàn được giải phóng, không cần đọc sách, không cần mỗi ngày làm bài tập về nhà nữa, cũng không cần hoàn thành bài tập thông minh và nạp thẻ bài cho quản gia. Từ ngày mai con không cần phải đến trường nữa.”

Rất nhiều người đã lên tiếng trách hành vi của người mẹ là giận quá mất khôn nhưng không ít người lại tỏ ra rất đồng cảm với sự sụp đổ của người mẹ mà giọt nước tràn ly chính là hành vi xé nát sách giáo khoa của con.

hình ảnh

Ảnh: Sohu

Bên dưới video, có một bình luận được ghim lên đầu và cũng chính là bình luận của người đã đăng tải video. Người mẹ công khai bày tỏ quan điểm của mình khi có nhiều bình luận chỉ trích hành động của cô. Cô viết: “Tôi đã xem tất cả các tin nhắn bên dưới bình luận. Tất cả những gì tôi có thể nói là đừng thuyết phục người khác phải tử tế mà không nghĩ đến nỗi đau của họ. Nếu đó là bạn, tôi cũng có thể không tử tế với bạn khi tôi đang đau khổ. Một số người không hiểu. Làm ơn, đừng nói với tôi đứng nói chuyện mà không làm tổn thương tấm lưng. Tôi phải làm việc và giám sát mọi thứ về con tôi. Tôi là một con người, không phải là thần thánh. Nếu ai đó có thể giúp tôi thì tôi đã không quá mệt mỏi. Tôi phải theo sát bài tập về nhà của con khi tôi đi làm về. Nếu con tôi không hoàn thành bài tập về nhà, giáo viên sẽ gửi tin nhắn, mắng vốn phụ huynh. Cha, ông và bà của con tôi không quan tâm đến bất cứ điều gì về việc học của con tôi. Nếu là bạn, bạn cũng muốn không phải quan tâm đến bất cứ điều gì. Tôi cũng muốn kiểm soát tốt cảm xúc của mình chứ, ai mà không muốn làm một người mẹ cha, ông và bà tốt?”

Người mẹ đã không né tránh những ai chĩa lời trách móc về phía mình khi không thể kiểm soát cảm xúc trong lúc dạy con học. Từng lời của cô đều toát lên sự đáp trả quyết liệt. Có thể thấy đó là những lời phản biện từ một tinh thần sau khi trải qua sự suy sụp đến bất lực.

Ở một góc độ nào đó, đặt mình vào vị trí của người mẹ có lẽ sẽ không ai dễ dàng buông lời chỉ trích người mẹ trong video nhiều đến vậy.

Có bao giờ các mẹ thử hỏi bản thân liệu nếu có chồng cùng san sẻ trách nhiệm dạy dỗ con thì mẹ có phải cạn kiệt sức lực và sụp đổ tinh thần đến mức tức nước vỡ bờ, phải giải phóng sự bí bách của bản thân bằng những hành động vô tri nhất trong mắt mọi người?

Cơm áo gạo tiền ngày nay càng trở nên quan trọng khi học phí của con và mọi chi tiêu sinh hoạt trong gia đình đều xoay quanh nó.

Người cha lấy cớ ra ngoài kiếm tiền mặc nhiên đẩy trách nhiệm gia đình, con cái lại cho vợ, không cần biết vợ mình cũng là một lao động chính trong gia đình.

Nào phải hiếm hoi gì khi sau giờ tan tầm, nhà nhà đều trở về mái ấm của mình, người vợ luôn tay luôn chân trong bếp, nấu nướng, dọn dẹp, tắm cho con còn chưa kịp thay quần áo. Trong khi đó, người cha đã tắm táp mát mẻ, ngồi vắt chân lên ghế sofa, thưởng thức cốc bia mát và lướt mạng, cày game trông thật sướng thân.

Chỉ cần người vợ lên tiếng nhắc nhở hoặc mở miệng nhờ vả, y như rằng trong nhà sẽ lời to tiếng lớn cự cãi qua lại. Nghĩ đến cảnh đó, chẳng người vợ nào tự chuốc lại bực bội, đành phải cặm cụi làm hết những việc chồng đùn đẩy cho mình.

Sau giờ cơm tối, con cái không bị lùa vào bàn học cũng sẽ theo gương cha nó mà cắm mặt vào máy tính, điện thoại chơi game, lướt web mà không cần biết bài tập về nhà vẫn còn dang dở. Nếu mẹ không quan tâm đến việc học của con thì thử hỏi còn ai sẽ quan tâm đến chúng?

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Ngồi bên con dạy con học, đã bao nhiêu biện pháp cứng rắn, mềm mỏng mẹ đã từng áp dụng? Nào phải riêng chuyện xé sách, quỳ gối, chắp tay, động viên, khen ngợi, la rầy… có cách nào mẹ thử được mà chưa từng thử?

Từ một người ít nói mẹ cũng trở thành người phải nói nhiều.

Từ một người mẹ nhu hiền mẹ cũng phải hét lớn tiếng la rầy con.

Từ một người điềm tĩnh dần trở nên nóng nảy.

Từ một người tóc tai gọn gàng, quần áo lả lơi mẹ phải xù đầu, rối tóc bởi phải quay cuồng với bao việc tưởng như không làm một ngày thì núi chất chồng.

Ngoài kia, rất nhiều người mẹ mỗi ngày đều phải hy sinh hết quỹ thời gian của riêng mình, thậm chí là niềm vui rất riêng để dồn sức lo cho con. Nhưng sức người có hạn, trên hết mỗi người mẹ lại là một phụ nữ, làm sao có thể chịu đựng được tất cả áp lực và khối công việc khổng lồ đổ dồn lên vai?

Chẳng phải người nên trả lời cho tất cả những cáu gắt, thiếu kiểm soát của mẹ phải là các anh chồng, các ông bố hay sao?

Sự thật là nếu chỉ một hai ngày, vì tình yêu dành cho chồng con, các mẹ đã không phản ứng đến mức như vậy.

Bao nhiêu người mẹ đã vì cái này, cái kia mà nhẫn nhịn hết ngày này sang ngày khác. Sự bùng nổ của họ chẳng qua là quả bom đã được hẹn giờ, là sự dồn nén không phải ngày một ngày hai.

Thật may, những lời chỉ trích ra, góc khuất của cuộc sống của các mẹ nhận được sự đồng cảm:

“Cám ơn, hầu hết các bà mẹ đều hiểu được tâm trạng của tôi lúc đó. Sự suy sụp tinh thần không thể ngày một ngày hai mà bùng nổ. Tôi đã là một bà mẹ. Đúng vậy, một năm 365 ngày, chỉ cần tôi ở nhà, đứa trẻ hoàn toàn thuộc về tôi.

Chỉ cần con không vâng lời, ông bà sẽ gọi điện cho mẹ nó và trách cứ. Tôi sẽ đóng vai người mẹ tồi và phải để mắt chăm sóc con vào những thời điểm quan trọng.

Là ông bà, họ không có nghĩa vụ phải giáo dục cháu nên tôi không trách họ. Tôi cũng biết ơn bà nội của các con đã giúp tôi giặt giũ và nấu ăn. Điều duy nhất tôi không chấp nhận là khi tôi dạy dỗ các con, họ luôn nói rằng tôi không biết cách dạy con, rằng tôi sai.”

Vì sao họ không thể kiểm soát việc học của con tôi nhưng lại không thể phớt lờ khi tôi giáo dục con mình? Nỗi lo lớn nhất của tôi là họ không quan tâm, còn tôi phải tự lo liệu, rồi họ luôn đứng ra phán xét rằng tôi sai. Về phần cha của con tôi, anh ta chỉ là vật trang trí, nếu nó thể hiện tốt thì anh ta cho rằng đó là nhờ hưởng gen tốt từ cha mình. Còn nếu con tôi không vâng lời thì anh ta cho rằng đó là do tôi dạy con không tốt…”

Có lẽ đây cũng chính là chân dung của rất nhiều mẹ đang phải đảm nhận trách nhiệm dạy con một cách đơn độc trong gia đình. Khi dồn nén trở thành quả bóng nổ, người mẹ suy sụp tinh thần và mất kiểm soát hành vi, họ có thể trút lên con cái, đồ vật, sách vở nhưng chính họ còn đau hơn gấp ngàn lần trong sự bất lực.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/day-con-hoc-me-noi-con-xe-sach-dang-sau-moi-nguoi-me-suy-sup-la-mot-ong-bo-vo-trach-nhiem

 

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X