Con đội sổ dù ngày nào cũng kèm cặp sát sao, mẹ cầm chứng chỉ giáo viên thở dài: Bụt nhà không thiêng

Người tay hay nói rằng “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Bố mẹ là rồng phượng thì con ít ra cũng có tư chất hơn người. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ đều cảm thán sao con mình chẳng giống mình, nhất là ở lĩnh vực học tập.

Cách đây vài ngày, một đoạn video ngắn 6 giây đã trở thành chủ đề tìm kiếm nóng trên mạng xã hội đai lục. Người mẹ cho biết mình vốn là giáo viên dạy Toán, ngày nào cũng kèm con học bài. Kết quả là đứa trẻ đạt được 18/100 điểm trong bài kiểm tra toán, đương nhiên là đội sổ. Giáo viên chủ nhiệm gọi về nhà nhắc nhở, đồng thời hỏi mẹ học sinh làm nghề gì để kiếm sống. Người mẹ nói rằng mình là lao công dọn dẹp ở trường tiểu học bên cạnh, chứ còn mặt mũi nào mà nói ra sự thật. Đoạn clip 6 giây là cảnh người mẹ lặng lẽ lấy cuốn sổ nhỏ màu đỏ của mình ra, đó là chứng nhận bằng cấp của cô.

hình ảnh

Mẹ cho biết hàng ngày đều kèm con học rất sát sao (Ảnh OST)

Mặc dù trong video, cô hoàn toàn im lặng nhưng nhìn vào sự thất vọng trong đáy mắt, rất nhiều bậc phụ huynh đồng cảm sâu sắc với sự im lặng và bất lực đằng sau đó.

Cư dân mạng an ủi:

“Đào, mận lại sinh ra mướp đắng”

“Nhà tôi 6 người làm giáo viên, con trai thi được 6 điểm, chia ra mỗi người dạy nó được 1 điểm.”

“Tôi đi dạy học sinh giỏi đỗ đạt nhiều, đến khi dạy con tôi học tôi căng thẳng tới mức tăng huyết áp , vợ chồng cãi nhau từng bữa vì học hành của con, nhiều lúc bất lực không biết nên làm thế nào.”

“Tôi và chồng đều học tiến sĩ tiếng Anh nhưng không thể nào dạy con được. Bất lực đến từ đội nhà mà”

hình ảnh

Người mẹ không dám nhận là giáo viên vì con trai ‘đội sổ’ (Ảnh OTS)

Thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ cũng gặp phải vấn đề tương tự, cho dù đó là một giáo viên trung học chủ chốt hay thạc sĩ, tiến sĩ ưu túHọ đều là những bậc cha mẹ có đủ mọi kỹ năng nhưng lại bất lực với điểm số của mình.

Mong con trai thành rồng, mong con gái thành phượng. Trong môi trường cạnh tranh cao độ, mục tiêu không chỉ là về điểm số của trẻ em, đó cũng là “đấu trường” dành cho phụ huynh

Có một người cha ở độ tuổi 40 đã rời quê hương để kiếm tiền cho con ăn học tốt hơn.

Có những bà mẹ thức suốt đêm để đọc sách giúp con làm bài tập.

Ngoài ra còn có các bậc cha mẹ dạy kèm con mỗi ngày hai ca.

Đây là trở ngại không thể vượt qua, điều duy nhất có thể làm được là cố gắng tìm cách khiến bản thân thoải mái, bình tĩnh.

hình ảnh

Một bà mẹ khác bất lực khóc vì giảng mãi mà còn vẫn không hiểu bài (Ảnh BJH)

Tại sao tôi là giáo viên mà lại không thể dạy con mình?

Đối với nhiều bậc cha mẹ, có một quan điểm cứng nhắc rằng chỉ cần là con của giáo viên thì thành tích học tập của các em phải tốt, không thể nói là đặc biệt tốt nhưng chắc chắn không đến nỗi tệ. Nhưng nó có đúng không? Đôi khi, cuộc đời thích trêu đùa chúng ta.

Nhiều người không thể hiểu được cách người mẹ trên giáo dục con của người khác. Cô ấy có thể giáo dục tốt con cái của người khác thì tại sao cô ấy lại không thể giáo dục con của mình?

Suy cho cùng, trường hợp như cô chắc chắn không ít, có rất nhiều giáo viên có con học kém, không thích học chút nào, điểm rất kém. Thực tế, việc học tập không có nhiều khác biệt dù là con nhà giáo hay con nhà bình thường. Mặc dù người ta nói rằng con của giáo viên có điều kiện học tập đặc biệt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả những đứa trẻ là con giáo viên đều là những học sinh ưu tú.

Một đứa trẻ có thể học tốt hay không có rất nhiều nguyên nhân. Di truyền có thể là lý do chính. Chỉ có “gen” học tốt thì trẻ mới có thể đạt được kết quả tốt trong học tập. Nếu không có “gen” lĩnh vực này thì dù có chăm chỉ đến đâu, bố mẹ có trình độ học vấn cao đến đâu thì ngay cả một giáo viên nổi tiếng ở trường trọng điểm cũng khó có thể dạy tốt con mình.

Việc che dấu thân phận thật sự của người mẹ trên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, giáo viên phải xử sự bằng một tâm trí công minh. Sẽ không công bằng nếu nói rằng tất cả trẻ em trong gia đình giáo viên đều là những học sinh ưu tú và có thể đạt kết quả tốt trong học tập.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/con-doi-so-du-ngay-nao-cung-kem-cap-sat-sao-me-cam-chung-chi-giao-vien-tho-dai-but-nha-khong-thieng

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X