Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều cần biết

Mang thai và sinh con được xem là một quá trình thiêng liêng và vô cùng quan trọng với một bà mẹ. Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ ngày càng được các bà mẹ quan tâm kỹ lưỡng hơn, tùy từng giai đoạn của thai kỳ mà cách chăm sóc cũng khác nhau. Vậy các giai đoạn phát triển của thai nhi có những thay đổi gì đặc biệt?

Quá trình hình thành của thai nhi

Quá trình thụ thai là quá trình trứng gặp tinh trùng và hình thành nên phôi thai. Sau đó phôi thai sẽ di chuyển từ buồng trứng tới tử cung làm tổ. Qua mỗi giai đoạn, người mẹ sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt về kích thước, cân nặng, sự hoàn thiện của các cơ quan bộ phận cơ thể của em bé. Trong đó, từ thời điểm thụ thai cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ được gọi là phôi thai, đến sau tuần thứ 12 cho đến khi ra đời sẽ được gọi là thai nhi.

Một thai kỳ thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Cụ thể 9 tháng 10 ngày mang thai sẽ chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 12 – 13 tuần (khoảng 3 tháng).

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều cần biết 2

Các giai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

Các giai đoạn phát triển của thai nhi

Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu)

Tuần thứ 4

Hầu như trong 3 tuần đầu người phụ nữ sẽ chưa biết được mình đang mang thai do quá trình thụ thai thường tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Bước qua tuần thứ 4, các tế bào phôi thai bắt đầu hoạt động và hình thành nên các cấu trúc ban đầu của cơ thể thai nhi. Lúc này người phụ nữ mới nhận ra sự trễ kinh là phát hiện mình mang thai.

Tuần thứ 5

Kích thước thai nhi ở tuần thứ 5 đã tăng lên nhanh. Thời điểm này các tế bào sẽ phát triển nhanh chóng và có thể nhận biết chính xác mang thai bằng que thử thai ở tuần thứ 5 khi nồng độ beta-hCG đã tăng cao.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều cần biết 4

Thai nhi tuần thứ 5 hormone hCG bắt đầu tăng

Tuần thứ 6

Lúc này phôi thai sẽ có kích thước 4 – 7mm khoảng bằng hạt đậu xanh. Xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy bắt đầu hình thành. Ở thời điểm này có thể siêu âm thấy được vị trí phôi thai, xác định phôi thai có nằm đúng vị trí hay không.

Tuần thứ 7

Thời điểm này xuất hiện nhịp tim thai và có thể đo được qua siêu âm. Gan của bé ở tuần thai này cũng bắt đầu thực hiện sản xuất tế bào hồng cầu. Cơ thể mẹ lúc này bắt đầu đi tiểu nhiều hơn, xuất hiện hiện tượng ốm nghén, tăng nhạy cảm và dễ nổi nóng.

Tuần thứ 8

Phôi thai tăng kích thước khoảng 1.6 cm. Hệ thần kinh, đặc biệt là não sẽ phát triển nhanh chóng, đầu lớn dần và mắt bắt đầu được hình thành. Có sự hình thành tay, chân và các cơ quan nội tạng phức tạp khác.

Tuần thứ 9

Kích thước phôi thai lúc này khoảng 5 cm. Các cơ quan sinh dục đã bắt đầu được hình thành. Cơ thể có sự phân chia đầu và ngực.

Tuần thứ 10

Não bộ tăng dần kích thước, khi siêu âm mẹ có thể thấy được phần trán của bé nhô cao về phía trước.

Tuần thứ 11

Hình dáng của một đứa bé dần dần xuất hiện. Hệ thần kinh phát triển vượt bậc, thanh quản cũng hình thành ở thời điểm này. Đặc biệt cuống rốn bắt đầu có vai trò cung cấp dưỡng chất đồng thời đào thải chất thải ra khỏi cơ thể em bé.

Tuần thứ 12

Kích thước thai nhi khoảng 60 g, chiều dài thai nhi khoảng 8 cm. Gần như các chức năng cơ bản như hệ thần kinh, tim, gan, hệ bài tiết đã hoàn thiện.

Tuần thứ 13

Kích thước bé khoảng quả chanh. Lúc này bé đã có biểu hiện cau mày, nhăn mặt, ngó đầu.

Tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa)

Tuần thứ 14

Từ thời điểm này, thai nhi sẽ tăng nhanh về cân nặng lẫn kích thước, mỗi tuần tăng trung bình khoảng 2 g. Các tế bào của hệ thần kinh trung ương và cơ quan sinh dục của bé phát triển rõ ràng hơn.

Tuần thứ 15

Thai nhi sẽ nặng tăng lên khoảng 70 g và chiều dài cỡ 10 cm. Lúc này bé đã có thể cảm nhận ánh sáng bằng mắt tuy chưa thể mở mắt.

Tuần thứ 16

Ở tuần 16, bé đã hình thành móng tay, móng chân, ngón chân, ngón tay, lông mày, mí mắt.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều cần biết 3

Thai nhi 16 tuần tuổi

Tuần thứ 17

Kích thước thai nhi lúc này tầm 13 cm và nặng khoảng 140 g. Lúc này các tuyến mồ hôi đã phát triển, đồng thời bé đã có thể di chuyển khớp và nghe được âm thanh từ bên ngoài.

Tuần thứ 18

Tay, chân bé đã phát triển hơn trước bé trở nên hiếu động, mẹ có thể cảm nhận được việc đạp của trẻ, còn gọi là thai máy. Lúc này bé sẽ nặng khoảng 180 g.

Tuần thứ 19

Thai nhi có thể nặng cỡ 300 g và dài 16 – 20cm. Các mầm răng sữa đầu tiên được hình thành.

Tuần thứ 20

Chiều dài thai nhi sẽ khoảng 16.5 cm. Thời điểm này bé đã thực hiện việc nuốt nước ối, mắt tuy còn nhắm nhưng đã có thể cử động ở đồng tử.

Tuần thứ 21

Em bé lúc này khoảng 360 g. Bé tăng đá hoặc đạp vào thành tử cung của mẹ. Xương hàm, tóc, lông mi cũng hình thành.

Tuần thứ 22

Em bé đã bắt đầu có trọng lượng khoảng 430 g và hình dáng gần giống với một em bé sơ sinh. Mẹ sẽ cảm thấy rõ thai máy ngày càng nhiều hơn. Đây cũng là giai đoạn cơ quan vị giác bắt đầu xuất hiện và phát triển.

Tuần thứ 23

Kích thước của bé ở tuần 23 đã đạt gần 500 g. Thính giác hoạt động tốt hơn và các đường nét trên khuôn mặt rõ hơn. Xương sọ và hệ xương tiếp tục phát triển.

Tuần thứ 24

Tuần 24 cơ thể bé được khoảng 600 g. Bé đã biết chớp mắt, hệ thần kinh đã phát triển vượt trội hơn trước. Có sự tích tụ chất béo ở chân, lòng và ngón tay của bé.

Tuần thứ 25

Kích thước của em bé tăng lên được 650 g. Từ thời điểm này các bộ phận trong cơ thể của bé dần hoàn thiện và cân nặng sẽ tăng lên nhanh chóng.

Tuần thứ 26

Em bé sẽ đạt khoảng 760 g. Phổi em bé bắt đầu hoàn thiện dần.

Tuần thứ 27

Kích thước bé đạt khoảng 780 g và chiều dài cỡ 34 cm. Lúc này trẻ đã lớn mẹ cảm thấy các cú đạp mạnh hơn. Chức năng của hệ tiêu hóa, thận, phổi cũng dần trở nên ổn định hơn.

Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối)

Tuần thai thứ 28

Từ giờ bé sẽ nặng cỡ 1 kg, các cú đạp của bé ngày càng trở nên mạnh hơn. Đặc biệt não bộ lúc này gần như đã phát triển khá hoàn chỉnh.

Tuần thai thứ 29

Thị lực của bé hoàn thiện dần và tốt hơn nên có thể cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài qua màng lọc.

Tuần thai thứ 30

Em bé của mẹ sẽ tăng khoảng 200 g mỗi tuần. Vòng đầu của trẻ cũng tăng dần.

Tuần thai thứ 31

Lúc này chiều dài khoảng 41.4 cm. Điều tuyệt vời là ở thời điểm này bé đã có thể nhìn và phân biệt sáng tối khá tốt.

Tuần thai thứ 32

Lúc này trẻ bắt đầu di chuyển dần ngôi thai. Da bé cũng căng bóng hơn, đạt cân nặng cỡ 2 kg và dài khoảng 42 cm.

Tuần thai thứ 33

Kích thước em bé sẽ đạt cỡ 43.7 cm và cân nặng tầm 2.3 kg. Thường ở thời điểm này em bé đã di chuyển hoàn toàn sang ngôi chỏm. Thân nhiệt của bé cũng dần ổn định hơn.

Tuần thai thứ 34

Từ tuần 34 trở đi, em bé tăng khoảng 200 – 250g/tuần. Phổi và hệ thống thần kinh tiếp tục hoàn thiện. Bé cũng đã bắt đầu thải phân xu và hệ thống xương chắc chắn hơn, riêng phần hộp sọ mềm để quá trình ra đời của bé dễ dàng hơn.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều cần biết 5

Sự phát triển của bé qua mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ 3

Tuần thai thứ 35

Ở tuần này các chức năng trong cơ thể bé gần như đã hoàn thành, các phản xạ mút, bú cũng hình thành nên dù có chào đời lúc này bé vẫn có thể sống bình thường.

Tuần thai thứ 36

Trẻ tăng thêm 30 g mỗi ngày. Các cơ quan của bé đã hoàn thiện đầy đủ về chức năng cũng như cấu tạo.

Tuần thai thứ 37

Bé đã hoàn toàn phát triển có thể sống độc lập. Trọng lượng cơ thể bé sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng.

Tuần thai thứ 38

Lớp mỡ dưới lớp da dày hơn để sau khi chào đời bé sẽ có thể duy trì được thân nhiệt được ổn định.

Tuần thai thứ 39 – 40

Bé đã phát triển thể chất một cách hoàn toàn và tiếp tục tích mỡ cũng như tăng lên về kích thước. Bây giờ bé đã sẵn sàng đến với gặp mẹ.

Các thời điểm khám thai định kỳ

Các mẹ bầu cần lưu ý các mốc khám thai định kỳ tối thiểu cần thực hiện như sau:

  • Tuần thứ 5 – 8: Xác định có thai hay không? Thai có đúng vị trí hay không?
  • Tuần thứ 11 – 13: Khảo sát hình thái thai nhi và xác định các vấn đề như thai, thực hiện các xét nghiệm cơ bản như: Xét nghiệm máu, Double test, xét nghiệm nước tiểu.
  • Tuần 20 – 24: Khảo sát hình thái học thai nhi và một số bệnh lý cho mẹ và thai như đái tháo đường,..
  • Tuần 30 – 32: Theo dõi tình trạng thai, bất thường thai nhi, thời điểm sinh, bệnh lý mẹ như rau tiền đạo, tiền sản giật….

Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều cần biết 3

Cần khám thai định kỳ tối thiểu 4 lần trong một thai kỳ

Mang thai thực sự là một hành trình thiêng liêng và tuyệt vời của bất cứ người phụ nữ nào. Trong suốt thai kỳ, để đảm bảo các giai đoạn phát triển của thai nhi an toàn các mẹ bầu hãy chú ý ăn uống khoa học, bổ sung vi chất, tiêm phòng đầy đủ và mẹ đừng quên lịch khám thai định kỳ. Hy vọng với những thông tin trên các mẹ bầu có thể theo dõi và chăm sóc thai kỳ một cách tốt nhất.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X