Bé 7 tuổi không qua khỏi vì sốt xuất huyết, bác sĩ cảnh báo giai đoạn 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚑𝚒ể𝚖

Dạo này dịch bệnh mệt quá các mẹ ạ. Covy thì đang có xu hướng bùng phát trở lại, xuất hiện thêm biến thể mới. Rồi thì cúm A lây nhiễm trái mùa

Dịch sốt xuất huyết lại đang phức tạp khi mà số ca nhiễm tăng nhanh kéo theo cả số người không qua khỏi. Bên ngoài thì đậu mùa khỉ đang nguy cơ xâm nhập vào. Nghĩ thôi mà thấy lo lắng quá trời luôn.

Nay mình đọc trên tờ Người Lao động còn thấy đưa tin về trường hợp em bé không qua khỏi vì sốt xuất huyết. Đọc mà thấy thương quá.

Thông tin cụ thể, mình chia sẻ ở bên dưới nha mọi người.

hình ảnh

Sốt xuất huyết đang bùng phát. Ảnh minh họa, nguồn: GDTĐ

Bé 7 tuổi không qua khỏi vì bị sốt xuất huyết

Ngày vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết: Địa phương này vừa ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhi không qua khỏi do sốt xuất huyết.

Được biết, bệnh nhi xấu số này là R.N.M.Q. (7 tuổi; ngụ thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk). Người nhà bé Q cho hay: Khoảng 23 giờ, bé có biểu hiện sốt cao liên tục. Gia đình có cho dùng thuốc hạ sốt nhưng không giảm.

2 hôm sau, bé được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Ea Súp. Ngày thứ 3, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng cuối ngày thứ 4. Đến 23 giờ ngày thứ 4, bé không qua khỏi với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.

Đây là trường hợp đầu tiên không qua khỏi do sốt xuất huyết của tỉnh từ đầu năm tới nay. Đến nay, địa phương này đã ghi nhận hơn 2.000 trường hợp sốt xuất huyết ở 15 huyện, thị xã, thành phố.

Hiện nay, sốt xuất huyết là dịch có diễn biến phức tạp. TP. HCM và các tỉnh phía Nam vẫn là nơi có số người nhiễm cao nhất và đang tăng nhanh về mặt số lượng.

Trước bối cảnh này, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên giữ gìn, bảo vệ bản thân thật tốt. Nếu có nhiễm bệnh thì cũng đừng chủ quan ngay cả khi đã hết sốt. Bởi, đây là giai đoạn nguy hiểm đó.

hình ảnh

Bé đưa đi cấp cứu. Ảnh minh họa, nguồn: zjol

Bác sĩ cảnh báo hết sốt là giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết

Theo BS. Nguyễn Minh Tiến (PGĐ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) cho hay: Nhiều năm điều trị sốt xuất huyết, ông từng gặp các trường hợp dù được chỉ định nhập viện, thử máu, theo dõi tình trạng cô đọng máu, đo sinh hiệu mỗi ngày.

Tuy nhiên, vì chủ quan khi thấy hết sốt, người bệnh tự ý về nhà 2 ngày cuối tuần, khi có dấu hiệu sốc, nhập viện trở lại thì đã bị xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, không đo được huyết áp và nhịp tim. Có một số trường hợp không thể cứu được nữa.

‘Sai lầm này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của người bệnh và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn’, BS. Tiến nói.

Vị bác sĩ này cũng thông tin thêm: Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ thường qua 3 giai đoạn với trung bình 7 ngày. Cụ thể:

+ Giai đoạn sốt (1 – 3 ngày): Người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 40 độ đột ngột. Kèm theo đó là xuất hiện cơn đau đầu, đau toàn thân, mỏi cơ, mắc ói, chán ăn. Uống hạ sốt nhưng khó giảm.

+ Giai đoạn hết sốt (3-6 ngày, nhiều nhất là 4 – 5 ngày): Ở giai đoạn này, triệu chứng sốt giảm hẳn nên đa số bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu hơn, giảm đau nhức.

Có khoảng 10 – 20% bệnh nhân cảm thấy hết sốt nhưng người mệt mỏi hơn, tay chân nổi ban, đau vùng bụng bên phải, mắc ói, nặng hơn là chảy máu răng, máu cam, ói ra máu, đi cầu ra máu, tay chân lạnh… Đây là những triệu chứng của sốc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ không qua khỏi.

+ Giai đoạn hồi phục (sau ngày 6 – 7): Nếu không bị sốc, người bệnh sẽ hết sốt hoàn toàn, không còn mệt mỏi. Lúc này, bệnh nhân ăn ngon hơn nhưng có thể bị ngứa da và nổi mảng đỏ hồi phục. Qua được 7 ngày đầu tiên, bệnh nhân sẽ ổn.

BS. Tiến cảnh báo: Trong 3 giai đoạn này thì hết sốt là thời điểm nguy hiểm nhất. Bởi, ở giai đoạn đầu, virus xâm nhập và lưu hành mạnh trong máu gây sốt. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ tạo ra hàng loạt kháng thể để chống lại virus. Virus bị tiêu diệt sẽ giảm dần số lượng trong máu và cơ thể sẽ hạ sốt.

Tuy nhiên, lúc này có thể xảy ra hai tình huống:

+ Nếu kháng thể được tạo ra là kháng thể trung hòa thì đến ngày 3 – 7, người bệnh sẽ hết sốt hoàn toàn và dần phục hồi, tỉnh táo, ăn uống được.

+ Còn nếu kháng thể được tạo ra là kháng thể tăng cường miễn dịch thì nó sẽ kết hợp chéo với một số kháng nguyên khác của virus. Sự kết hợp này sẽ tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể, tác động lên trên thành mạch máu, tăng tính thấm thành mạch, tổn thương tế bào nội mạc. Từ đó dẫn tới thất thoát huyết tương trong mạch máu ra ngoài, gây tràn dịch màng phổi và suy hô hấp.

Nếu thất thoát huyết tương quá nhiều, người bệnh sẽ bị cô đặc máu, vào sốc với các biểu hiện vật vã, li bì, lạnh tay chân, mạch và huyết áp tụt sâu hoặc huyết áp kẹt. Khi sốc nặng hơn mà không được chống sốc tích cực, sẽ mất thêm yếu tố đông máu. Như vậy, việc tưới máu đến các cơ quan kém đi, dẫn tới tổn thương gan, thận, phổi, tổn thương não và có thể không qua khỏi.

Ngoài ra, sốc sốt xuất huyết còn làm giảm số lượng tiểu cầu, gây chảy máu. Tùy vào mức độ biến chứng, người bệnh có thể chỉ xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội tạng…

Đây là những thông tin mà báo chí chính thống đã đưa tin. Mọi người nên lưu ý để biết rõ cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết cho cẩn thận kẻo lại nguy hiểm sự sống.

Theo WTT

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X