Bé 3 tháng tuổi sốt gần 40 độ sau khi về quê, mẹ tự trách mình: Nói mãi mà ông bà không nghe

Có nhiều cách để thể hiện tình cảm với con cháu, nhưng đừng để tình thương không đúng cách khiến đứa trẻ yếu đi. Trẻ có sức đề kháng yếu, cần bảo vệ cẩn thận.

Trong phim truyền hình “Cảm Ơn Bác Sĩ” có một trường hợp bé gái sơ sinh sốt cao liên tục trong một tuần. Khi cha mẹ đưa con đến viện mới phát hiện đó là bởi vì cha mẹ đã chăm sóc con cái không hợp vệ sinh. Vì con đáng yêu nên liên tục ôm hôn con, khiến bé bị nhiễm herpes. Cứ tưởng chuyện chỉ có trên phim ảnh nhưng gần đây một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện của chính mình, cùng lời khuyên đối với các bà mẹ: “Sức khỏe của con là trên hết, đừng ngại nói thẳng.”

Theo Sina, cô Cao từ Gia Hưng, Chiết Giang có một bé trai 3 tháng tuổi. Cả hai vợ chồng đợi con cứng cáp mới đưa về thăm ông bà. Nhà bên chồng rất đông nhưng chỉ mới có một đứa cháu đầu tiên, nên ai cũng vui mừng. Người mẹ cho biết con mình tuy mới 3 tháng nhưng khá bụ bẫm, vì thế khi đưa về quê thì ai cũng thích thú ôm em bé, thậm chí là hôn lên má đứa trẻ.

hình ảnh

Cô Cao sau khi nhìn thấy thì cũng nhắc nhở một cách thận trọng, nói rằng em bé còn quá nhỏ. Những người trẻ tuy có hơi phật lòng nhưng cũng chiều ý. Nhưng người lớn tuổi thì bướng bỉnh hơn,

“Cháu mình thì mình hôn chứ, ngày xưa chúng tôi cũng toàn ôm hôn con cả ngày có sao đâu.”, bố mẹ chồng dấm dẳng khi con trai và con dâu nhắc nhớ. Họ cho rằng mọi em bé trên đời đều được ôm ấp. Không ngờ trời chẳng chiều lòng người.

Qua hôm sau em bé sốt 39,7 độ. Cũng may là chồng cô Cao ở quê có người bạn khá thân làm bác sĩ, cả hai vội vàng đưa con đến phòng khám của người bạn này. Đứa trẻ được chẩn đoán bị nhiễm virus, bác sĩ cũng hỏi: “Bố mẹ đã bao giờ đưa con đến những nơi đông người chưa? Có ai trong gia đình bị sốt không, hoặc tiếp xúc gần gũi với bé?”

hình ảnh

Cả hai vợ chồng chẳng biết nói thế nào, chuyến về quê vui vẻ không ngờ lại là những ngày ngược xuôi đưa con đi khám. Em bé bụ bẫm sốt có một hôm thôi mà má đã hóp lại, khiến người làm cha mẹ vô cùng xót xa.

Cuối cùng, bác sĩ cũng đề nghị rằng cố gắng đừng để người lớn thoải mái “mi” lên miệng và tay bé. Nếu không, bé dễ bị nhiễm virus. Người mẹ cũng tự trách mình lẽ ra phải kiên quyết hơn. Cũng may là bé hiện đã hết sốt.

Có nhiều cách để thể hiện tình cảm với con cháu, nhưng đừng để tình thương không đúng cách khiến đứa trẻ yếu đi. Trẻ có sức đề kháng yếu, cần bảo vệ cẩn thận. Một số cư dân mạng chia sẻ kinh nghiệm của chính mình:

“Thật sự rất khó nói chuyện với các cụ, đặc biệt là những cụ suốt ngày thích phì phò nhả khói mà cứ ôm con mình “kiss” lấy “kiss” để.”

“Những người mẹ hãy mạnh mẽ hơn vì con, bất kể con còn bé hay đã lớn.”

“Y như nhà tôi nhưng đây là bố mẹ đẻ của tôi. Đôi khi người già thật phiền phức, nói gì cũng không nghe, nói gì cũng không được… ”

“Có người già không biết xấu hổ, người ta nói thì không nghe, cho rằng trứng đòi khôn hơn vịt, nếu có chuyện gì sẽ nói mẹ đểnh đoảng không biết chăm con. Mệt!!!”

“Hê hê, lúc nuôi con nhỏ tôi gần như phải giữ cái đầu thật lạnh và da mặt thật dày. Có người cho là tôi chảnh chọe và đạo đức giả. Nhưng mà con ốm thì mình chịu chứ họ có chịu đâu. Kiểu yêu thương này đi đâu cũng gặp, cứ thấy con nhà mình là nhảy bổ vào, nhiều lúc làm nó hoảng sợ khóc thét. Gặp người như thế mình cũng chẳng nể nang gì bảo thẳng luôn đừng làm thế, tôi không thích. Chẳng cần phải giải thích lằng nhằng đề kháng hay miễn dịch gì cả. Các bà mẹ cứ mạnh dạn bày tỏ ý kiến ​​của mình nhé.”

“Dù sao cũng chỉ là không nghe, nói bao nhiêu lần cũng không nghe.”

“Thế hệ cũ hay có câu này: “Đừng tin những gì bác sĩ nói.”

hình ảnh

Cần phải nói là hệ miễn dịch của em bé còn non yếu. Người lớn “mi” trẻ sơ sinh có thể gây tổn thương da, chảy nước dãi và các mối nguy hiểm khác, đồng thời có thể mắc các bệnh truyền nhiễm.

1. Da bị tổn thương

Làn da của em bé tương đối mỏng manh, nếu người đàn ông để râu dài mà hôn em bé rất có thể sẽ khiến vùng da em bé bị tổn thương, dẫn đến tổn thương da.

2. Chảy nước dãi

Người lớn trẻ có thể kích thích các tuyến tiết nước bọt, khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn. Nếu trẻ chảy nước dãi nhiều nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến chàm quanh miệng, khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và các triệu chứng khác.

3. Các bệnh truyền nhiễm

Khi người lớn hôn trẻ, vi khuẩn trong miệng có thể truyền sang trẻ, nếu bản thân người lớn mắc các bệnh về đường hô hấp thì vi khuẩn cũng có thể lây sang trẻ khi hôn.

Bác sĩ nhắc nhở không hôn trẻ tùy tiện, kể cả tay chân trẻ sơ sinh. Một số bé thích mút tay rất có thể sẽ cho bàn tay nhỏ bé vừa được hôn vào miệng mút, điều này sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm vi rút.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/be-3-thang-tuoi-sot-gan-40-do-sau-khi-ve-que-me-tu-trach-minh-noi-mai-ma-ong-ba-khong-nghe

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X