Bảng thời gian ngủ cần thiết cho trẻ theo từng độ tuổi, nhìn vào ai cũng giật mình vì hầu hết con đang thiếu ngủ trầm trọng

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ. Tuy vậy, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì thời gian ngủ của trẻ cũng có nhiều thay đổi.

Theo một biểu đồ được đăng trên Lifehacker, trẻ em nên đi ngủ vào một giờ nhất định và điều này phụ thuộc vào thời điểm chúng thức dậy.

Đây là thời gian đi ngủ tốt nhất tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà nhiều cha mẹ còn chưa nắm rõ - Ảnh 1.

Ở độ tuổi từ 5 đến 12, biểu đồ cho thấy trẻ em 5 tuổi nên bắt đầu lên giường đi ngủ từ 18h45 đến 8h15 tối tùy thuộc vào thời gian thức dậy của chúng. Trong khi đó, trẻ 11 và 12 tuổi nên đi ngủ từ 8h15 đến 9h45 tối.

Nếu trẻ 5 tuổi thức dậy lúc 6h30 sáng, chúng sẽ cần đi ngủ lúc 7h15 tối, nhưng nếu các bé thức dậy muộn hơn một chút vào 7 giờ sáng thì sẽ sẵn sàng đi ngủ lúc 7h30 tối.

Trẻ 8 tuổi thức dậy lúc 6h45 sáng sẽ sẵn sàng đi ngủ lúc 8h15 phút tối, nếu bé thức dậy muộn hơn lúc 7h30 sáng thì sẽ chưa sẵn sàng đi ngủ cho đến 9 giờ tối.

Trang Sleep.org cũng đưa ra khuyến nghị về thời gian ngủ mỗi ngày cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến thiếu niên như sau:

– Trẻ sơ sinh (0 đến 3 tháng): 14 đến 17 giờ.

– Trẻ 4 đến 11 tháng: 12 đến 15 giờ.

– Trẻ 1 đến 2 tuổi (tuổi biết đi): 11 đến 14 giờ.

– Trẻ 3 đến 5 tuổi (tuổi mẫu giáo): 10 đến 13 giờ.

– Trẻ từ 6 đến 13 tuổi (độ tuổi đi học): 9 đến 11 giờ.

– Thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi: 8 đến 10 giờ.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Theo các nhà khoa học Mỹ, 90% sự phát triển của xương diễn ra vào lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi; thiếu ngủ hoặc thức trắng đêm sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao dần đều theo thời gian.

Tuy nhiên, nhìn vào thời gian đi ngủ và tổng thời gian ngủ khuyến nghị trên, hầu hết bố mẹ đều giật mình vì thấy con mình đi ngủ quá muộn hoặc ngủ không đủ giấc.

Để giấc ngủ của trẻ được chất lượng hơn, cha mẹ cần tránh 3 thói quen xấu dưới đây, nếu không về lâu dài trẻ sẽ chậm phát triển:

1. Cho con ăn sát giờ đi ngủ

Đây là thời gian đi ngủ tốt nhất tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà nhiều cha mẹ còn chưa nắm rõ - Ảnh 4.

Ăn uống sát giờ đi ngủ là thói quen rất có hại (Ảnh minh hoạ).

Ăn uống sát giờ đi ngủ, dù là ăn bánh kẹo, đồ ăn vặt… cũng khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ phải làm việc, tăng gánh nặng cho các cơ quan nội tạng, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu,trào ngược dạ dày…

Thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản. Tình trạng dịch vị ở dạ dày trào lên thực quản thường xuyên, lâu ngày có thể gây viêm thực quản dẫn đến ho.

2. Trêu chọc con trước giờ đi ngủ

Trước giờ đi ngủ nhiều cha mẹ thường tranh thủ chơi đùa cùng con, chạy nhảy nhiều, cười đùa không ngừng… Việc này kéo dài vừa khiến trẻ đi ngủ muộn dẫn đến ngủ không đủ giấc mà còn làm cho hệ thống cơ của trẻ mệt mỏi, đêm trẻ sẽ ngủ không ngon.

Bảng thời gian ngủ cần thiết cho trẻ theo từng độ tuổi, nhìn vào ai cũng giật mình vì hầu hết trẻ đang thiếu ngủ trầm trọng - Ảnh 6.

3. Xuất hiện cảm xúc tiêu cực trước giờ đi ngủ

Nếu cha mẹ trách phạt, mắng mỏ hoặc làm bất cứ điều gì khiến trẻ nảy sinh các cảm xúc tiêu cực, trẻ sẽ đi ngủ với nguyên tâm trạng tồi tệ đó thì chất lượng giấc ngủ sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Trẻ có thể gặp ác mộng, ngủ không ngon, khó đi vào giấc ngủ. Việc này nếu lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, thậm chí còn khiến đối mặt với các vấn đề về sức khỏe khác.

4. Xem điện thoại, tivi trước giờ ngủ

Nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London cho biết sử dụng điện thoại, ti vi trước giờ đi ngủ sẽ khiến giấc ngủ của trẻ ngắn hơn, chất lượng giấc ngủ kém hơn và ban ngày lại buồn ngủ quá mức.

Theo giadinhmoi

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623