Bé 5 tuổi đi ngủ luôn nói có người ngồi trên máy lạnh nhưng mẹ không tin, đi khám BS nói ra sự thật
Trong quá trình lớn lên của trẻ, làm thế nào để tạo cho trẻ cảm giác an toàn là vấn đề mà các bậc cha mẹ không thể bỏ qua.
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ chỉ lo về giáo dục sớm, cho con học ngoại ngữ, kỹ năng mềm… mà quên rằng ngay trong nhà, con cũng cần có cảm giác an toàn và bảo bọc. Nếu không chú ý sẽ để lại bóng đen tâm lý sâu sắc cho con cái, chẳng hạn như trường hợp bé gái 5 tuổi luôn miệng bảo tối có người ngồi trên máy lạnh, bố mẹ không tin nhưng bác sĩ lại tin.
Bé Bo là một cô bé 5 tuổi, thông minh và lanh lợi, ít khi khiến bố mẹ phải lo lắng về mình. Nhưng dạo gần đây, Bo luôn kể những chuyện kỳ lạ xảy ra vào ban đêm, chẳng hạn như giữa đêm tỉnh dậy, cô bé thường cảm thấy có 1 người đang ngồi trên máy lạnh trong phòng. Bố mẹ bé cho rằng đây chỉ là tưởng tượng của con gái mình nên ban đầu cũng không để ý lắm. Nhưng sau vài lần nghe con gái nói, họ cũng nhận ra có điều gì đó không ổn nên đã đưa con đi đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát.
Sau khi có kết quả, vị bác sĩ mời cả nhà vào trong. Ông chăm chú lắng nghe cô bé 5 tuổi luôn miệng bảo tối có người ngồi trên máy lạnh, trong khi bố mẹ bé bên cạnh luôn nhắc “Con đừng nói vớ vẩn bác sĩ cười cho đấy”. Bác sĩ bất giác ngẩng lên bảo “Tôi tin cô bé này nói thật, nếu được phiền 2 vị có thể ra ngoài một chút đê tôi có thể hỏi bé kỹ càng hơn không?”
Bố mẹ bé Bo ngẩng người nhìn nhau, sau đó họ lặng lẽ rời khỏi phòng khám. Trong phòng ngoài bác sĩ và bé gái thì còn có 2 nữ y tá phụ việc. Thời gian chờ khá lâu, cặp đôi bứt rứt đi qua đi lại. Bố trách mẹ ham công tiếc việc chẳng lo lắng quan tâm con, mẹ bé Bo gân cổ bảo “Nếu anh làm ra tiền nhiều một chút thì tôi đâu phải vất vả, lại thêm mẹ anh suốt ngày cứ nghĩ lương anh cao lắm đấy, bảo tôi có phúc mới lấy được anh. Thật không cảm thấy hổ thẹn sao?”
Cửa mở, một nữ y tá đưa bé Bo đến khu vực phòng chơi trẻ em, bác sĩ mời bố mẹ bé vào. Kết quả cho thấy cháu bé bị ảo giác do căng thẳng tâm lý quá mức. Lúc đầu bác sĩ cũng rất phân vân, bé Bo mới chỉ là một cô bé 5 tuổi, liệu bé có thể gặp áp lực gì? Sau khi nói chuyện với đứa trẻ, bác sĩ đã rất tức giận, trực tiếp chỉ trích bố mẹ bé Bo ngay tại chỗ.
Hóa ra trong khoảng thời gian gần đây, mẹ của bé đã tập cho con ngủ một mình. Bo nhiều lần nói rằng cô sợ ngủ một mình nhưng mẹ bé không coi trọng điều đó. Thậm chí, chị còn khiển trách đứa trẻ, nói rằng Bo nhút nhát rụt rè như thế thì năm sau vào lớp 1 chẳng thể nào bằng bạn bằng bè.
Trong khoảng thời gian này vì công việc bận rộn nên mẹ của Bo cũng ít quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn cãi vã vì chuyện công việc , cảm giác thiếu an toàn của bé Bo là do bố mẹ cãi nhau, dẫn đến việc có ảo giác vào ban đêm khi ngủ.
Các bậc cha mẹ trẻ hiện nay hơi bốc đồng, áp lực trong cuộc sống khiến họ không đủ kiên nhẫn và thời gian cho việc chăm sóc con. Cảm giác an toàn là một sự tồn tại rất quan trọng đối với một người. Đối với trẻ em, cảm giác an toàn chính là từ cha mẹ. Nếu phụ huynh thiếu quan tâm đến việc tạo cho trẻ cảm giác an toàn, có thể sẽ cản trở sự phát triển nhân cách lành mạnh của trẻ, dẫn đến những hậu quả đáng buồn như:
1. Áp lực tâm lý quá lớn
Trẻ em vốn có tâm lý sợ hãi đêm tối không thể giải thích được, nếu cha mẹ không chú ý tạo cho con cảm giác an toàn mà lại dùng những biện pháp cực đoan bắt con ngủ một mình thì điều này dễ gây tâm lý cho một số trẻ. Áp lực trở nên rất lớn, hình thành những ảo giác khiến trẻ trằn trọc khó ngủ.
2. Tính cách của một số trẻ nhạy cảm và quá khích
Một số bậc cha mẹ luôn nói rằng tính cách của con mình rất nhạy cảm và cực đoan, không hiểu sao con mình lại thế này. Thực tế, nguyên nhân khiến trẻ rất nhạy cảm và cực đoan cũng không thể tách rời cách dạy dỗ của cha mẹ.
Bởi vì một số cha mẹ không có sự quan tâm đầy đủ đến cảm giác an toàn của trẻ, lại sống trong một môi trường gò bó, điều đó sẽ làm cho nhân cách của trẻ trở nên nhạy cảm và cực đoan hơn. Chúng luôn thích sử dụng một số cách cực đoan để giải quyết vấn đề, điều này ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường và công việc sau này.
3. Trẻ xa lánh cha mẹ
Nếu ngay từ nhỏ cha mẹ đã không cho con cái cảm nhận đủ tình yêu thương, khiến con cái phải sống trong một môi trường trưởng thành và chịu nhiều mất mát, thì hãy đợi đến khi con cái trưởng thành để biết kết quả.
Hãy dành cho trẻ tình yêu thương và sự quan tâm, để chúng lớn lên một cách hạnh phúc và tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ ngày càng sâu sắc hơn.
4. Ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của trẻ
Trên thực tế, những đứa trẻ luôn bất an từ khi còn nhỏ, khi chúng lớn lên sẽ vẫn không có cách nào để tin tưởng người khác, họ tương đối ích kỷ khi làm nhiều việc và chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân.
Cảm giác an toàn là điều ai cũng muốn, cha mẹ có nghĩa vụ phải tạo cho trẻ cảm giác an toàn trong gia đình. Nếu con cái dùng quãng đời còn lại để hàn gắn một tuổi thơ không hạnh phúc thì đó chính là cha mẹ đã không làm đúng trách nhiệm của mình.
Từ lời khuyên của bác sĩ, cha mẹ của bé gái luôn miệng bảo tối có người ngồi trên máy lạnh đã điều chỉnh cách cư xử của mình để không ảnh hưởng đến con. Nhưng vẫn phải mất một thời gian dài bởi sự ám ảm tâm lý ở trẻ dễ xuất hiện nhưng rất khó biến mất, phải dùng tình thương và lòng kiên nhẫn vô hạn để chữa trị.
Nguồn: https://www.webtretho.com/p/be-5-tuoi-di-ngu-luon-noi-co-nguoi-ngoi-tren-may-lanh-nhung-me-khong-tin-di-kham-bs-noi-ra-su-that