Bé 1 tuổi 𝚗ô𝚗 𝚝𝚛ớ, 𝚝ắ𝚌 𝚛𝚞ộ𝚝 vì một món đồ chơi: Cha mẹ tốt nhất đừng bao giờ mua thứ này cho trẻ
Khi nuốt phải món đồ chơi này, bé trai thường xuyên bị nôn, sau đó được gia đình đưa đến bệnh viện khám thì phát hiện nguyên nhân bất ngờ.
Mới đây, cô Trần phát hiện ra đứa con trai 1 tuổi tên Thông của mình thường xuyên nôn, đặc biệt là trong lúc ăn. Nghi ngờ con có vấn đề về sức khỏe nên cô đã bế con đến Bệnh viện kiểm tra.
Sau khi siêu âm, bác sĩ phát hiện ra cậu bé nuốt phải một hạt nở ngâm nước SpongeBob, có kích thước bằng hạt đậu. Trong lần điều trị đầu tiên, bác sĩ quyết định không phẫu thuật nhưng tình trạng của cậu bé sau vài ngày vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng, không còn cách nào khác, cậu bé buộc phải phẫu thuật để gắp hạt nở ra.
Cô Trần cảm thấy ân hận vì mình bất cẩn để con nuốt phải hạt nở.
Những hạt nở này có màu sắc bắt mắt nhưng cực kỳ nguy hiểm khi nuốt phải.
Hạt nở ngâm nước là món đồ chơi quen thuộc, chỉ cần vài hạt bé tí sau khi ngâm trong nước sẽ nở ra rất to, nhiều màu sắc hấp dẫn. Một hạt nở bé như vậy khi đi vào thực quản trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ nở to ra, có thể chặn đường thở, đe dọa tới tính mạng đứa trẻ ngay tức khắc.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người mẹ có thể sẽ không tránh khỏi những tình huống đối diện với một số tai nạn bất ngờ xảy ra, đặc biệt là khi trẻ nuốt phải dị vật.
Đối với tình huống nuốt phải dị vật như thế này, bác sĩ Lê Minh, phó trưởng khoa ngoại tổng hợp tại Bệnh viện đã đưa ra những lời khuyên như sau:
– Không để các món đồ như đồng xu, đinh sắt, ốc vít, nam châm, hạt nở… trong nhà, càng tránh sử dụng chúng như một loại đồ chơi cho trẻ em.
– Trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ, hạn chế những thức ăn như các loại đậu có kích thước nhỏ. Nếu muốn cho trẻ ăn, bạn hãy nghiền thành bột hoặc xay vụn.
Bố mẹ cần ghi nhớ cách sơ cứu trẻ hóc dị vật để xử lý kịp thời khi cần.
Khi trẻ nuốt phải dị vật, cần phải xử lý như thế nào?
– Nếu dị vật vẫn còn trong miệng, bạn hãy cho ngón tay vào miệng trẻ, cố gắng lấy dị vật ra ngoài để tránh tắc nghẽn đường thở.
– Đặt trẻ nằm úp, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh vào lưng để trẻ có thể nôn trớ dị vật ra.
– Nếu trẻ lớn nuốt phải dị vật vào cổ họng, bạn cần sơ cứu ngay lập tức. Đặt lưng trẻ áp vào bụng, dùng tay ấn vào bụng trẻ và bóp thật mạnh để trẻ có thể nôn ra.
Cuối cùng, bác sĩ Lưu Minh nhắc nhở những gia đình có trẻ nhỏ không nên đặt những món đồ khiến trẻ dễ nuốt trong nhà, luôn luôn đặt ngoài tầm với của chúng. Trong trường hợp vô tình ăn phải, cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu.
Nguồn: https://tintuconline.com.vn/lam-me/be-1-tuoi-non-tro-tac-ruot-vi-mot-mon-do-choi-ma-rat-nhieu-bo-me-khong-de-y-n-485962.html