Hóc thạch trong trà sữa trân châu, bé trai 21 tháng tuổi bị 𝚋ạ𝚒 𝚗ã𝚘

Trong lúc uống trà sữa trân châu, bé trai 21 tháng tuổi hút phải thạch làm tắc đường thở, ngưng thở và dẫn đến bị b.ại n.ão.

Tăng nguy cơ hóc dị vật khi cho trẻ uống trà sữa trân châu

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec, Bệnh viện ĐK Quốc tế Vinmec vừa chia sẻ về một trường hợp em bé bị bại não rất thương tâm.

Theo chia sẻ của giáo sư Thanh Liêm: “Em bé này 21 tháng, bố là công nhân xây dựng. Cuối tháng chắc được thanh toán tiền công nên bố bé đưa vợ và con lên thành phố chơi và chiêu đãi vợ một cốc trà sữa.

Thấy mẹ uống trà sữa nên bé đòi thử và không may hút phải thạch làm tắc đường thở, ngưng thở.

Hóc thạch trong trà sữa trân châu, bé trai 21 tháng tuổi bị bại não

Bé được đưa vào bệnh viện cấp cứu, dù được bác sĩ cứu sống nhưng bé sống trong tình trạng sống thực vật, chân tay không còn cử động, tất cả các cơ gồng cứng, phải cho ăn qua ống thông.

Chụp MRI thấy não bé bị teo rất nặng. Mặc dù rất ít hy vọng nhưng bố mẹ vẫn muốn ghép tế bào gốc cho bé.

Ngày hôm qua ca ghép đã được tiến hành. Kinh phí đã được các nhà hảo tâm đóng góp trong đó Nhóm Nhịp Cầu Yêu thương ủng hộ 10 triệu. Với tình trạng của bé chắc còn phải ghép một số lần nữa. Mong bé sẽ có thay đổi tích cực…”.

Trên thực tế, tình trạng trẻ bị hóc dị vật vì uống trà sữa trân châu, thạch dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy kịch vì hóc trân châu, hóc thạch không phải hiếm. Đây là những ca bệnh hóc dị vật đường thở thường gặp tại Bệnh viện Nhi Trung Ương và khoa Nhi của các bệnh viện.

Cách đây không lâu đã từng có trường hợp bé gái 11 tuổi tử vong vì hóc hạt trân châu trong trà sữa. Hạt trân châu được làm bằng bột dẻo dẻo, dai dai, dính dính, cùng với nước trà sữa ngọt ngào, thơm ngon khiến nhiều trẻ yêu thích.

Trong lúc bé hút từng ngụm trà sữa cùng những hạt trân châu vào miệng bằng ống hút to đã có một hạt trân châu dai dai, dẻo dẻo kẹt trong ống nên bé hút mạnh và hạt trân châu tụt thẳng vào cuống họng của bé làm tắc đường thở.

Ngay lập tức bé đã bị nghẹn thởi, không thể hít vào hay thở ra. Khi bé được đưa vào viện thì đã muộn.

Bé trai 21 tháng bị bại não chỉ sau một cốc trà sữa, cảnh báo sai lầm cha  mẹ có thể làm trẻ chết oan

Không nên cho trẻ nhỏ uống các loại trà sữa hoặc ăn thạch mút

Các chuyên gia nhi khoa cảnh báo, các phụ huynh cần chú ý không cho trẻ nhỏ uống các loại trà sữa trân châu hoặc ăn thạch mút.

Bởi nguy cơ trẻ hóc, sặc trân châu, thạch là rất lớn và vô cùng nguy hiểm. Hạt trân châu, miếng thạch trong trà sữa thường trơn, to tròn, nhất là khi cho trẻ dùng ống hút để hút để hút đồ ăn, khi trẻ hút mạnh sẽ làm lọt thức ăn vào đường thở gây bít tắc, nguy hiểm đến tính mạng.

Hơn nữa, các hạt trân châu, thạch thường có tinh tính chất dai, trơn nên khi sơ cấp cứu, để khiến dị vật hạn trân châu bắn ra cũng khó hơn so với các dị vật cứng như hạt nhãn, hạt chôm chôm…

Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý kiểm soát trẻ khi cho ăn các loại thức ăn dạng hạt, trơn, dẻo, không để trẻ nô đùa, chạy nhảy khi đang ăn uống những thực phẩm này.

Với các trường hợp hóc dị vật, sơ cấp cứu là bước vô cùng quan trọng, nếu biết cách xử trí, cách sơ cứu rất đơn giản có thể cứu sống được bệnh nhân, tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Nhưng nếu xử trí không đúng, bệnh nhi được chuyển tới viện có thể được cứu sống nhưng chịu di chứng suốt đời vì tổn thương não không phục hồi hoặc có thể tử vong.

Bé 21 tháng bại não vì hóc trà sữa, cách cứu con trong 4 phút

Cách sơ cứu trẻ bị nghẹt đường thở do dị vật

Cách xử trí dị vật đường thở ở người lớn và trẻ em trên 1 tuổi như sau:

Bước 1: Hỏi nạn nhân

Nạn nhân bị ngạt thở sẽ không nói được. Nếu nạn nhân có thể nói, ho, khóc hoặc thở thì chứng tỏ họ đang bị ngạt đường thở một phần.

Nếu nạn nhân còn trả lời được thì nên trấn an nạn nhân, khuyến khích nạn nhân ho, không sử dụng nghiệm pháp vỗ lưng (vì có thể đẩy dị vật vào sâu trong đường thở), theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân và gọi cứu thương nếu tắc nghẽn đường thở không giảm.

Nếu nạn nhân không trả lời được, nên gọi cấp cứu.

Nếu nạn nhân còn tỉnh, truyền đạt ý định tiến hành sơ cứu để họ phối hợp theo.

Bước 2: Thực hiện sơ cứu

5 lần vỗ lưng bằng gót bàn tay:

Dùng phần gót bàn tay vỗ mạnh vào lưng nạn nhân 5 lần riêng biệt tại vị trí giữa 2 bả vai;

Đảm bảo việc vỗ lưng đủ mạnh, mỗi lần vỗ lưng tách biệt để đánh bật dị vật ra;

Đánh giá tình trạng cải thiện sau mỗi lần vỗ lưng.

5 lần đẩy bụng (nghiệm pháp Heimlich):

Đứng phía sau nạn nhân;

Dùng 2 tay ôm quanh eo nạn nhân, bên dưới khung xương sườn;

Dùng mặt dưới của nắm tay đặt lên gần trung tâm bụng nạn nhân (cạnh ngón tay cái tỳ vào bụng) ở phía trên rốn và dưới mũi ức (vùng thượng vị);

Nắm tay được bọc trong bàn tay bên kia;

Thực hiện đẩy bụng từng lần riêng biệt và dứt khoát theo hướng vào trong và lên trên. Tiếp tục cho tới khi dị vật tắc nghẽn được đánh bật ra – kiểm tra sau mỗi lần đẩy bụng. Dừng thao tác nếu nạn nhân bất tỉnh.

Nếu tình trạng tắc nghẽn đường thở chưa được cải thiện thì tiếp tục luân phiên 5 lần vỗ lưng và 5 lần đẩy bụng cho tới khi đánh bật dị vật ra khỏi đường thở.

Bước 3: Lấy dị vật

Đảm bảo dị vật được đánh bật ra hoàn toàn. Nếu có thể nên yêu cầu nạn nhân nhổ dị vật ra. Với những nạn nhân quá yếu, bị bất tỉnh thì người sơ cứu dùng ngón tay để kiểm tra và lấy dị vật trong miệng ra.

Kiểm tra xem nạn nhân đã thở bình thường trở lại chưa. Nếu nhịp thở không trở lại bình thường, kiểm tra miệng và lấy bỏ dị vật trong miệng nạn nhân, bắt đầu hồi sinh tim phổi. Luân phiên đẩy bụng, kiểm tra đường thở và hồi sinh tim phổi cho tới khi dịch vụ cấp cứu tới.

Với trẻ em dưới 1 tuổi

Khuyến khích ho ở trẻ bị tắc nghẽn đường thở một phần:

Nếu trẻ đang ho hoặc nôn khan chứng tỏ đường thở của trẻ chỉ bị tắc nghẽn một phần, trẻ không bị thiếu oxy hoàn toàn nên cần khuyến khích trẻ ho để loại bỏ dị vật.

Sơ cứu cho trẻ bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn:

Nếu trẻ không thể khóc hoặc phát ra âm thanh chứng tỏ trẻ đã bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, không thể tự loại bỏ dị vật bằng cách ho, lúc này cần sơ cứu cho trẻ.

Một số lưu ý khi sơ cứu hóc dị vật cho trẻ

Không cố loại bỏ dị vật bằng tay vì có thể làm dị vật chui vào họng trẻ sâu hơn, gây tổn thương họng hoặc kích thích gây co thắt thanh quản;

Sơ cứu bằng cách đặt trẻ nằm sấp dọc theo cẳng tay, dùng gót bàn tay đập vào khoảng lưng giữa 2 xương vai 5 lần liên tục, chậm, chắc. Sau đó kiểm tra dị vật đã văng ra chưa, trẻ đã thông đường thở chưa (da hồng hào trở lại, khóc lớn);

Nếu sau 5 lần đập lưng mà vẫn chưa thông đường thở, đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng an toàn, dùng 2 ngón tay giữa, ấn thẳng 1 góc 90 độ vào giữa xương ức (xương to giữa ngực trẻ), mức ngang với đường nối 2 núm vú của trẻ.

Thực hiện ấn 5 lần chậm, chắc. Tiếp tục kiểm tra trẻ xem đã loại bỏ dị vật ra chưa. Nếu thấy có dị vật tống ra, còn ở trong miệng, nên nhẹ nhàng dùng ngón tay út lùa dị vật ra ngoài;

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu không loại bỏ được dị vật ra khỏi đường thở của trẻ;

Trong thời gian chờ cấp cứu, tiếp tục thực hiện 5 lần đập lưng, 5 lần ấn ngực xen kẽ cho tới khi trẻ khóc được hoặc đến khi xe cấp cứu đến;

Nếu thấy trẻ bất tỉnh, làm hô hấp tim phổi nhân tạo.

Theo: Giadinhmoi

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623