Nếu thấy con có những biểu hiện sau đây, cha mẹ nhớ đừng tắm cho trẻ

Trong một số trường hợp, việc tắm cho bé sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Dưới đây là một số trường hợp cha mẹ không nên tắm cho con:

1. Tắm sau khi trẻ ngủ dậy hoặc vận động mạnh

Bé 1 tuổi ngủ dậy muốn có bị ảnh hưởng gì không?

Ngoài ra, không tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ bởi khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức đi tắm sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt, trẻ không thích ứng kịp dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Không nên tắm ngay sau khi vận động, cha mẹ nên chờ nửa tiếng sau khi trẻ vận động, khi trẻ hết mệt và khô hẳn mồ hôi mới đưa trẻ đi tắm. Bởi vì sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt, chính vì thế, đi tắm ngay sẽ bị ốm…

2. Tắm cho trẻ khi đói

Tắm cho trẻ khi đói, nhất là tắm bằng nước nóng dễ gây hạ huyết áp ở trẻ, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến đột quỵ. Lí do là, khi tắm, mạch máu ở da căng lên, cộng với mồ hôi ra nhiều làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng đốt nhanh mà cơ thể đang đói sẽ dễ làm lượng đường trong máu thấp xuống gây chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, tay run.

3. Tắm khi da trẻ bị tổn thương

Các trường hợp như bỏng, sưng, lở da…bố mẹ nên hạn chế cho con đi tắm. Vì vết thương trên da có thể trở nặng hơn nếu tiếp xúc với nguồn nước không đủ sạch.

4. Tắm ngay sau khi ăn

Tư vấn] Tắm cho trẻ sơ sinh ở nhiệt độ bao nhiêu là đảm bảo an toàn?

Sau khi ăn, dạ dày bé sẽ co giãn liên tục để làm việc, cho bé đi tắm ngay lúc này sẽ làm các mạch máu giãn nở, phân tán lưu lượng lên da nhiều hơn, giảm cung cấp máu cho hệ tiêu hóa, giảm sự hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. Chỉ nên tắm bé sau khi ăn từ 1-2 tiếng.

5. Tắm khi con bị ói mửa, tiêu chảy liên tục

Khi trẻ bị tiêu chảy hay ngộ độc thực phẩm gây ói liên tục, mẹ sẽ tắm bé thường để giữ vệ sinh và khử mùi. Điều này không hoàn toàn tốt, nó có thể khiến trẻ buồn nôn hơn và nhiễm thêm cảm lạnh khi tiếp xúc với nước quá nhiều. Trong trường hợp này, nên để trẻ nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, đến khi hết cơn nôn, tiêu chảy hoàn toàn hãy tắm sạch.

6. Tắm ngay sau tiêm chủng

Trẻ em từ 1-3 tuổi thường phải tiêm chủng định kì, vùng da xung quanh khu vực tiêm chủng nếu tiếp xúc với nước bẩn sẽ dễ gây các phản ứng phụ như tấy đỏ, sưng đơ, vì thế bố mẹ chỉ nên dùng khăn thấm nước lau sạch cho con trẻ, tránh tắm trẻ sau tiêm để hạn chế nhiễm trùng.

7. Tắm đêm

Tắm đêm, dù bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp, bé bị huyết áp thấp dễ xuất hiện hiện tượng thiếu máu não, nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.

8. Tắm cho trẻ nhẹ cân, sinh non

Vì trẻ nhẹ cân hay sinh non đều có lớp chất béo dưới da khá ít, vì thế khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, khả năng tự làm ấm cũng kém hơn trẻ bình thường. Thế nên, cần cẩn trọng trong việc tắm trẻ, và nhiệt độ nước phù hợp để tắm cho trẻ nhẹ cân, sinh non tầm 37-40 độ.

9. Tắm nước lạnh khi trẻ sốt cao

Sau khi tắm xong cho bé, mẹ không nên làm 3 điều này vì rất có hại cho trẻ | Tin tức Online

Đừng nghĩ tắm nước lạnh sẽ làm con hạ sốt, điều này là vô cùng sai lầm. Trái lại, trẻ sẽ dễ nhiễm phong hàn khiến cơn sốt diễn biến nặng hơn. Bên cạnh đó, tắm nước lạnh còn làm trẻ bị ớn lạnh gây co giật, rối loạn huyết quản dẫn đến các hiện tượng xung huyết, khiến máu đến cơ quan nội tạng không đủ, vô cùng nguy hiểm. Không tắm khi trẻ sốt, chỉ tắm sau 48 giờ khi trẻ hạ sốt và bằng nước ấm.

Theo afmily

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623