6 điều khi đặt tên cho con mẹ phải tránh xa nếu không muốn vận mệnh của con đen đủi, ngóc đầu không nổi!

Ông bà bảo đặt tên hay còn là đem lại vận mệnh tốt sau này cho đứa nhỏ nên vợ chồng mình cũng chẳng dám cãi. Mẹ nào không muốn tên coi mang hơi hướng Tây hóa mà đặt con tên thuần Việt thì nhớ tránh những điều cấm kỵ này nè:

Các mẹ biết không, ông bà ta xưa coi trọng chuyện đặt tên lắm. Ngày trước con cháu trong họ muốn đặt tên gì còn phải thắp hương để hỏi ý kiến ông bà nữa đó! Giờ thì những truyền thống này đã không còn quá lề lối. Thế nhưng không vì vậy mà các bố mẹ xem nhẹ chuyện đặt tên cho con đâu ạ. “Cho con vàng bạc không bằng dạy con một nghề, dạy con một nghề không bằng đặt cho con một cái tên hay” cơ mà.

Như nhà mình đấy, bố mẹ chồng đặt tên cho cháu kỹ lưỡng lắm, tránh mọi thứ cấm kỵ chứ không phải tên nào nghe kêu là đặt đâu.

 

Tùy tiện phối hợp âm tiết để tạo sự khác biệt

Một số bố mẹ muốn chọn tên “độc”, không đụng hàng để con được nổi bật trong đám đông. Nhưng nếu không cẩn thận, cách chọn lựa này sẽ tạo thành con dao hai lưỡi. Tên lạ và nghĩa xấu thường là cái cớ để bạn bè và mọi người chọc ghẹo con bạn.

Ví dụ với các mẹ một vài cái tên mang nghĩa xấu như sau: Sa Thị Hoa, Hà Văn Bá, Phan Văn Đại,…

Chọn vần nghe không thuận tai

Tên gọi của người Việt là sự kết hợp hài hòa và tinh tế giữa thanh điệu, vần và ngữ nghĩa. Kho từ có thể lấy từ Hán Việt, từ thuần Việt hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, dù cách phối hợp thế nào, để có một tên gọi hay nhất định phải dùng các từ ghép tạo âm hưởng êm tai, có độ vang và nhịp bằng trắc.

Kết quả hình ảnh cho 6 điều cấm kỵ khi đặt tên cho con BẮT BUỘC mẹ phải tránh xa nếu không muốn vận mệnh của con đen đủi, ngóc đầu không nổi!

Ngoài ra, cầu kỳ hơn, tên gọi còn phải có tính nhạc, gọi thuận miệng, nghe rõ ràng và nghĩa sâu sắc. Những cái tên không thuận tai, khó gọi sẽ khiến cái tên bị lu mờ, không tạo được ấn tượng và không mang ý nghĩa phong thủy hài hòa. Ngoài ra, còn phải tránh chọn những âm có thể nói lái tạo thành nghĩa mang tính dung tục.

Một vài tên hay cho các mẹ tham khảo: Thanh Nga, Kiều Oanh, Phương Linh, Minh Khuê, Tri Anh, Hào Kiệt…

Chọn sai âm vần cho tên

Trong tên Việt, các mẹ nên để ý cách phối vần theo 3 điều dưới đây:

– Tránh sử dụng phụ âm đầu giống nhau như: Minh Mai, Vân Vi, Vương Vũ…

– Tránh sử dụng tên gọi có 2 vần giống nhau như: Trần Thúy Ngần, Dương Minh Vương, Nguyễn Thị Nguyên, Mai Văn Hai…

Kết quả hình ảnh cho 6 điều cấm kỵ khi đặt tên cho con BẮT BUỘC mẹ phải tránh xa nếu không muốn vận mệnh của con đen đủi, ngóc đầu không nổi!

– Tránh dùng cùng một thanh điệu để đặt tên lót và tên gọi vì như thế tên không vang, không có tiết tấu nên cũng có thể xem là dở. Trái lại tên phải phối hợp hài hòa giữa bằng và trắc.

Ví dụ những cái tên phối thanh không hay như: Mai Mây, Thanh Hoài…

Tây hóa trong nền văn hóa thuần Việt

Đây vẫn còn là một trong những ý kiến trái chiều ở nhiều gia đình vì hiện nay một số chuộng yếu tố nước ngoài và muốn đưa văn hóa Tây vào tên gọi của con. Tuy nhiên văn hóa truyền thống Việt, nhất là trong những gia đình có người lớn tuổi làm trung tâm, tên bé nên thuần Việt để tạo sự gần gũi và cảm giác thoải mái cho những người tiếp xúc.

Những ví dụ về tên Tây hóa không nên đặt cho bé Việt: Lisa Nguyễn, Phan Lê Va, Lâm Ronado…

Tên mang nghĩa phô trương lộ liễu

Đồng ý tên gọi ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của bé nhưng không nên vì vậy bố mẹ đặt con những cái tên mang nghĩa quá phô trương một cách lộ liễu:

(Ví dụ một vài tên cho mẹ hình dung nhé: Toàn Thắng, Hữu Tài, Bách Thắng, Quang Vinh, Vĩ Đại…)

Bỏ qua vần điệu giữa họ và tên

Họ trong tên Việt rất được coi trọng và được đặt đầu mỗi cái tên. Do đó, tên kết hợp hài hòa với họ sẽ làm thành một cái tên hay.

(Ví dụ một số tên hay như: Phan Lê Hoa, Nguyễn Tiến Thành, Lưu Chấn Phong…)

Ngoài những điều cấm kỵ này ra, người Việt đặt tên còn đòi hỏi những quy tắc rất chuẩn mực:

Tên đẹp phải có kiểu chữ đẹp, dễ viết, để chữ ký cũng phải đẹp

Hình ảnh có liên quan

Theo quan niệm xưa, số lẻ là dương, số chẵn là âm. Do đó, nên đặt tên 3 chữ cho con trai, và tên 4 chữ cho con gái. Trong đó bao gồm cả tên họ, tên lót và tên gọi.

Để thuận theo quy luật âm dương và tiện cho người gọi, tên gọi và tên đệm nên theo luật bằng trắc. Ví dụ nếu chữ đệm là nhịp bằng thì tên nên là nhịp trắc và ngược lại.

(Ví du: Thục Anh, Nguyệt Thanh, Minh Khánh, Duy Nhật…).

Theo phong thuỷ Ngũ hành, khi viết tên dưới dạng Hán tự hì bộ chữ của tên không nên khắc với bộ thủ trong bản mệnh năm sinh của bé.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X