4 khác biệt giữa một đứa trẻ “hở tí là khóc nhè” và đứa trẻ cố gắng nín khóc khi lớn lên

Theo các chuyên gia, bác sĩ có 4 sự khác nhau rõ rệt giữa đứa trẻ biết thể hiện cảm xúc khóc lóc và đứa trẻ kìm nén cảm xúc khi lớn lên.

Trẻ em đến thế giới này với tiếng khóc. Khi lớn lên, nếu gặp chuyện không vui, bất bình, tổn thương, hay thậm chí là hạnh phúc thì trẻ cũng sẽ thường dùng tiếng khóc để bày tỏ cảm xúc.

Nhưng trong thực tế, có một số bố mẹ phàn nàn rằng đứa trẻ của mình khóc quá nhiều, ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng dễ khiến trẻ mau nước mắt. Ngược lại, một số phụ huynh cũng cho biết, con của mình không thích khóc, đứa trẻ rất mạnh mẽ trong mọi tình huống, dù bị vấp ngã đến chảy máu.

Tuy nhiên, cũng có nhiều tình huống thay vì để con bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, một số ông bố bà mẹ sẽ cấm con khóc, nhưng điều này có thực sự tốt cho trẻ?

Y là một cậu bé học lớp 5, từ nhỏ đã bị bố mẹ kỷ luật nghiêm khắc, làm gì cũng phải có nguyên tắc và lễ phép, điều cuối cùng cậu có thể làm là khóc. Bố mẹ thường nói với cậu: “Con là con trai, lớn lên sẽ thành nam nhi, con không được phép khóc, cho dù có chuyện gì xảy ra, con cũng phải kìm được nước mắt”.

Dưới sự ảnh hưởng của quan niệm này, bất kể chuyện gì xảy ra với Y, cậu bé cũng sẽ chỉ giữ nó trong lòng. Từ đó, dường như mọi thứ xung quanh Y đều sẽ không ảnh hưởng đến cảm xúc của cậu. Nhìn thấy con trai như thế, bố mẹ Y tỏ ra rất hài lòng, nghĩ rằng bản thân đã nuôi dạy một đứa trẻ mạnh mẽ.

Nhưng trên thực tế, Y lại rất không được yêu thích trong lớp, bởi vì cậu bé luôn phớt lờ mọi người. Có một khoảng cách nhất định khiến Y và bạn bè không thể tạo mối quan hệ gắn kết, thân thiết. 

Trước tình huống như vậy, cô giáo cũng tỏ ra bất lực, trao đổi với cậu bé nhiều lần cũng không có tác dụng gì, cuối cùng đành phải tìm đến phụ huynh của Yang Yang để trao đổi. Nhưng điều này sẽ là một quá trình rất khó khăn, bởi vì tính cách đã hình thành, sẽ khó thay đổi trong một thời gian ngắn.

Các chuyên gia cho rằng, có sự khác biệt giữa những đứa trẻ biết bộc lộ cảm xúc bằng tiếng khóc và những đứa trẻ thường kìm nén cảm xúc khi trưởng thành.

Vậy thì, đâu là sự khác biệt giữa một đứa trẻ luôn khóc và một đứa trẻ không khóc khi lớn lên?

4 khác biệt giữa một đứa trẻ amp;#34;hở tí là khóc nhèamp;#34; và đứa trẻ cố gắng nín khóc khi lớn lên - 4

Khả năng đồng cảm

Nếu quan sát kỹ, bố mẹ có thể thấy những đứa trẻ không thích khóc hiếm khi có cảm xúc dao động. Những đứa trẻ như vậy có khả năng đồng cảm kém, khó đánh giá đúng sự thay đổi cảm xúc của người khác. Bởi vì, trẻ đã được thấm nhuần tư tưởng từ khi còn nhỏ rằng “những điều không phải là việc lớn thì con không nên khóc, khóc cũng vô ích”.

Việc kìm nén không bộc lộ nỗi buồn, thì khi lớn lên trẻ cũng không sẵn sàng bày tỏ niềm vui, lâu dần sẽ trở thành một người lãnh đạm, vô cảm. Vậy nên, hầu hết những đứa trẻ này sẽ không được mọi người yêu thích.

Những đứa trẻ thích khóc thường rất hiểu cảm xúc của người khác, có tình cảm phong phú và có thể nắm bắt cảm xúc của người khác rất nhạy cảm, đó là lý do mà trẻ luôn được lòng mọi người xung quanh.

Nếu một đứa trẻ có thể cảm nhận mạnh mẽ những cảm xúc tiêu cực như căm ghét và buồn bã, thì đứa trẻ cũng có thể cảm nhận mạnh mẽ những cảm xúc tích cực như tình yêu và hạnh phúc. 

Vì vậy, khi trẻ khóc hay mất bình tĩnh trong lúc đối diện với sự việc nào đó, trẻ cũng có thể trở thành những đứa trẻ dễ cảm nhận được tình yêu thương, và thể hiện niềm hạnh phúc dưới sự hướng dẫn đúng đắn của bố mẹ.

4 khác biệt giữa một đứa trẻ amp;#34;hở tí là khóc nhèamp;#34; và đứa trẻ cố gắng nín khóc khi lớn lên - 5

Đứa trẻ được tự do bộc lộ cảm xúc, cũng sẽ có sự đồng cảm mạnh mẽ với cảm xúc của người khác.

Khả năng nhận thức cảm xúc

Trên thực tế, khi còn nhỏ khóc là một cách để trẻ bộc lộ cảm xúc, khóc khi cảm thấy bất an, buồn bã, tức giận. Mặc dù thật khó chịu khi nói rằng một đứa trẻ hay rơi nước mắt, nhưng điều này chỉ cho thấy đứa trẻ rất sẵn lòng thể hiện cảm xúc của mình và hy vọng rằng người khác có thể nhìn thấy cảm xúc chân thật đó.

Ngược lại, một đứa trẻ không thích khóc thì cho dù có chuyện gì xảy ra, đứa trẻ đó cũng sẽ tỏ ra rất mạnh mẽ. Nhưng điều này cũng cho thấy, đứa trẻ có thói quen che giấu suy nghĩ và cảm xúc của mình, không dễ để tin tưởng người khác chứ chưa nói đến việc kết bạn với mọi người xung quanh. 

Vì vậy, những đứa trẻ hay khóc khi lớn lên sẽ rất vui vẻ bộc lộ cảm xúc, vui hay buồn đều thẳng thắn bày tỏ, nhưng những đứa trẻ không khóc nhiều khi lớn lên sẽ trở nên thờ ơ hơn, hầu như không có gì có thể tác động đến sắc thái cảm xúc của trẻ.

4 khác biệt giữa một đứa trẻ amp;#34;hở tí là khóc nhèamp;#34; và đứa trẻ cố gắng nín khóc khi lớn lên - 6

Khóc là một sắc thái giải phóng cảm xúc khi trẻ cảm thấy tức giận hoặc khó chịu. 

Tình trạng sức khỏe tâm thần 

Nếu nhìn nhận ở góc độ tâm lý, những đứa trẻ không bị kìm nén cảm xúc từ nhỏ sẽ sống trong sự bao dung và yêu thương, trẻ cũng sẽ hình thành nhận thức đúng đắn rằng dù bản thân có bộc lộ cảm xúc xấu thì cũng là hiện tượng hết sức bình thường.

Trẻ sẽ không cảm thấy đau đớn và xấu hổ vì điều đó, đồng thời có thể bộc lộ cảm xúc của mình một cách bình tĩnh hơn. Những đứa trẻ như thế sẽ xây dựng được một lối sống lành mạnh, tìm được niềm vui và hạnh phúc ở xung quanh.

Nhưng đối vói đứa trẻ bị kìm nén, đau đớn lâu ngày, vì luôn trong tâm trạng không vui, buồn tẻ cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tinh thần. 

Ví dụ, khi một đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ la mắng nhưng trẻ vẫn không rơi một giọt nước mắt nào, luôn trong trạng thái kiềm chế bản thân thì khi lớn lên, trẻ sẽ gặp rào cản trong việc thể hiện quan điểm của mình khi gặp sự việc có hại cho bản thân. Ngược lại, trẻ thường “sống” khép mình và dường như buông lơi mọi thứ, điều này kéo dài sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh trầm cảm. 

Cơ chế bảo vệ tâm lý 

Một số bố mẹ sẽ thắc mắc rằng, cơ chế bảo vệ tâm lý là gì? Chúng ta có thể hiểu từ này bằng cách quan sát cuộc sống hàng ngày. Luôn có hai kiểu người khác nhau, một người vui vẻ và chân thành với người khác trong cuộc sống, sẵn sàng bộc lộ cảm xúc của mình và cũng như vậy, họ sẵn sàng dành cho người khác tình yêu thương chân thành nhất.

Ngược lại, bất kể một người đang ở trong hoàn cảnh nào, cho dù những người xung quanh rất thân thiện thì đứa trẻ cũng phải xây dựng một bức tường với những người xung quanh, và những người khác luôn cảm thấy một cảm giác rất xa cách khi họ ở cùng với đứa trẻ đó. Đây chính là cơ chế phòng vệ tâm lý.

Một đứa trẻ được phép khóc ngay từ khi còn nhỏ. Đứa trẻ ấy có thể dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình hơn, và khi người khác xâm phạm lợi ích của trẻ và làm tổn thương trẻ, thì đứa trẻ cũng có thể bảo vệ lợi ích của mình thông qua hành động.

Nhưng những đứa trẻ bị đè nén từ nhỏ thường sẽ không có dũng khí thể hiện bản thân, giỏi trong việc che giấu nỗi đau và niềm vui, không sẵn lòng tiếp nhận cảm xúc của người khác. Vì vậy giao tiếp tình cảm với người khác bị đình trệ, mọi người không thể cảm nhận được cảm xúc thật của trẻ.

4 khác biệt giữa một đứa trẻ amp;#34;hở tí là khóc nhèamp;#34; và đứa trẻ cố gắng nín khóc khi lớn lên - 7

Đứa trẻ biết khóc sẽ dễ dàng bộc lộ cảm xúc khi bản thân rơi vào tình huống bất lợi.

4 khác biệt giữa một đứa trẻ amp;#34;hở tí là khóc nhèamp;#34; và đứa trẻ cố gắng nín khóc khi lớn lên - 8

Khi trẻ khóc, bố mẹ nên làm gì là tốt nhất?

Hạn chế la mắng

Trên thực tế, đôi khi trẻ khóc vì một chuyện nhỏ nhặt, và việc khóc lóc sẽ khiến bố mẹ cảm thấy buồn chán. Nhưng dù bố mẹ có tức giận, hay sốt ruột đến đâu thì cũng đừng la mắng khi trẻ khóc.

Ngược lại, bố mẹ nên giúp con giải quyết vấn đề và trút bầu tâm sự. Nếu khi trẻ khóc mà bố mẹ sử dụng biện pháp mạnh như la mắng hay răn đe, thì chỉ càng khiến cho tâm trạng của trẻ bất ổn hơn, thậm chí là để lại “vết sẹo” trong lòng trẻ.

Ngoài ra cũng có một số tình huống bố mẹ thiếu kiên nhẫn với con, khi nghe con khóc sẽ có những cách xử lý không phù hợp như đánh đập, xúc phạm con, đây là những hành vi rất không đúng mực. 

Điều này không chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, mà còn khiến trong tiềm thức của trẻ hình thành một suy nghĩ lệch lạc rằng, những phương pháp này có thể giải quyết được vấn đề và lâu dần khi trẻ lớn lên cũng sẽ học tập cách hành xử như vậy từ bố mẹ.

An ủi trẻ

So với người lớn, trẻ khó có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình, và theo bản năng, trẻ sẽ chọn cách khóc khi gặp chuyện. Và cảm xúc của trẻ thường đến và đi rất nhanh, nên khi thấy trẻ khóc, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là dỗ dành nhẹ nhàng để trẻ tự bình tĩnh lại.

Sau khi cảm xúc lắng xuống, bố mẹ sẽ hỏi trẻ lý do khóc là gì, từ đó có thể giúp trẻ giải quyết vấn đề tốt hơn và đưa ra sự giáo dục, hướng dẫn đúng đắn cho trẻ. Và sau khi đứa trẻ bình tĩnh lại, trẻ có thể sẽ nghe lời dạy của bố mẹ.

Khóc không phải là điều sai trái, khi bố mẹ rèn luyện cho trẻ tính cách mạnh mẽ thì cũng nên cho trẻ biết cách trút bỏ cảm xúc, đừng để trẻ nghĩ rằng khóc là hèn nhát và vô dụng.

Vai trò của bố mẹ đối với việc giáo dục con cái rất quan trọng, phải hướng dẫn đúng cách, không thể mắng mỏ một cách mù quáng. Mục đích của bố mẹ là giải quyết vấn đề chứ không phải tạo thêm thói quen xấu cho trẻ.

4 khác biệt giữa một đứa trẻ amp;#34;hở tí là khóc nhèamp;#34; và đứa trẻ cố gắng nín khóc khi lớn lên - 9

Khi trẻ khóc, thay vì la mắng thì bố mẹ nên làm dịu cảm xúc của trẻ, để trẻ bình tĩnh trở lại.

Theo eva

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623