4 hệ lụy 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚑𝚒ể𝚖 nếu trẻ từ 2 – 5t uống quá 600ml sữa/ngày: Mẹ tốn tiền, con mang bệnh

Chị mình có bé năm nay 4 tuổi rồi mà nó chẳng chịu ăn uống gì đâu. Ngày nào nó cũng uống nhiều sữa lắm, mà chị mình còn kiểu thấy con uống được nhiều sữa thì thấy vui với tự hào lắm.

Trong khi theo mình được biết thì từ 1 tuổi trở lên, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính của bé nữa. Uống nhiều sữa không tốt chút nào, mình thấy báo chí đăng tải nhiều rồi mà không hiểu sao vẫn còn nghĩ thế.

Không chỉ chị mình mà mình thấy rất nhiều người đều có suy nghĩ này. Thậm chí, thấy con uống sữa còn cổ vũ cơ, xong mà bảo thì kêu là: Tại nó không ăn, sợ nó đói. Trong khi sữa uống cả lít thế thì bụng dạ đâu mà ăn cơm ăn cháo nữa. Tất nhiên, mình không phủ định tác dụng của sữa với sức khỏe, nhưng cái gì cũng có mức độ thôi, vừa phải thôi chứ nhiều thế thì làm sao được. 

Mình vừa đọc trên báo thấy chuyên gia người ta khuyến cáo về lượng sữa cho trẻ. Trong đó cũng đề cập đến việc trẻ uống quá nhiều sữa thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. 

Thông tin cụ thể, mình để bên dưới nha. 

Chuyên gia khuyến nghị về lượng sữa cho trẻ 

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), nước và sữa và hai loại đồ uống tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lợi ích này chỉ gặp khi mà trẻ uống lượng sữa đúng theo độ tuổi. 

hình ảnh

Chuyên gia khuyến cáo về lượng sữa cho trẻ. Ảnh minh họa, nguồn: Zhihu

Dưới đây là khuyến nghị về lượng sữa cho trẻ theo từng độ tuổi:

+ Với bé trên 1 tuổi (từ 12-24 tháng): Nên cho bé uống khoảng 2 – 3 cốc tương đương với 460-700ml sữa nguyên kem mỗi ngày.

+ Từ 2 – 5 tuổi: Nên uống từ 2 – 2,5 cốc tương đương với 460 – 600ml sữa ít béo hoặc sữa tách béo/ngày. 

Vậy nếu trẻ uống quá mức sữa được khuyến nghị thì sao?

BS. Nguyễn Việt Thanh (bác sĩ chuyên ngành Nhi khoa, TP. Cà Mau) cho hay: Việc uống quá nhiều sữa bò có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe ở trẻ. Cụ thể:

+ Trẻ dễ bị táo bón:

Một vấn đề phổ biến xảy ra khi trẻ uống quá nhiều sữa là táo bón. Lý do là vì sữa khiến trẻ no bụng nhưng nó lại không có chứa chất xơ. Hơn nữa, vì uống nhiều sữa rồi nên bé không thấy đói. Do đó, bé thường nạp rất ít hoặc không nạp thức ăn có chất xơ vào người. Táo bón mới đầu thì còn đỡ chứ mà kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất xấu tới đường ruột cũng như khả năng hấp thụ của trẻ. 

+ Thiếu máu do thiếu sắt:

Trẻ uống nhiều sữa cũng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là vì sữa chỉ chứa lượng sắt thấp, không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ khi chúng đã lớn. Đó là lý do vì sao mà các bác sĩ hay khuyến cáo cần bổ sung thực phẩm giàu sắt hoặc sắt dự phòng cho trẻ từ 6 tháng tuổi. 

Sắt là khoáng chất quan trọng được đưa vào từ chế độ ăn uống mà cơ thể dùng để tạo ra hemoglobin. Đây là một loại protein trong tế bào hồng cầu có tác dụng cung cấp oxy đến các mô khác nhau trong cơ thể. Việc thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể có lượng hemoglobin thấp vì cơ thể không đủ sắt. 

hình ảnh

Bàn tay bé bị thiếu máu do thiếu sắt vì uống nhiều sữa. Ảnh minh họa, nguồn:TTOL

+ Mất protein từ ruột:

Đây là tình trạng xảy ra khi trẻ uống nhiều sữa khiến lượng protein trong máu sụt giảm. Điều này có thể khiến mạch máu rò rỉ chất lỏng vào mô và gây phù chân, lưng, mặt. Điều đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

+ Béo phì:

Lượng calo từ sữa không hề thấp. Vì thế, nếu trẻ uống nhiều sữa mà không ăn uống thì dễ bị thừa calo dẫn tới béo phì, trong khi các chất dinh dưỡng khác thì lại thiếu.

Ngoài ra, khi trẻ uống nhiều sữa quá mức khuyến nghị thì còn dễ bị mất khả năng nhai, chỉ muốn uống sữa vì chỉ cần nuốt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới biếng ăn bệnh lý, sợ ăn cơm, cháo và chỉ uống sữa. Điều này rất có hại với sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/bs-canh-bao-4-he-luy-neu-tre-tu-2-5t-uong-qua-600ml-suangay-me-ton-tien-con-mang-benh

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X