‘2 nên, 2 tránh’ trong ngày đầu trẻ mầm non đi học lại kẻo con ngằn ngặt khóc đòi nghỉ dài dài

Đa số trẻ em sẽ cảm thấy mất ổn định, căng thẳng khi đi mẫu giáo sau một kỳ nghỉ dài gần cả năm.

Cuối cùng thì các con cũng sắp được đi học rồi phụ huynh ơi. Theo kế hoạch thì 14/2 các bé sẽ chính thức được đến trường. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến cha mẹ lẫn cô giáo lo lắng là chướng ngại tâm lý khi bé ở nhà quá lâu.

Sẽ không có gì lạ khi con đã 5 tuổi, đi học mẫu giáo được hơn 2 năm mà ngày đầu trở lại vẫn khóc ngằn ngặt, ăn vạ đòi về. Dưới đây là 2 nên 2 tránh trong ngày đầu mầm non đi học lại.

Phụ huynh và giáo viên cần biết để giúp đỡ, hỗ trợ bé. Chỉ cần một câu nói của người lớn thôi cũng đủ khiến tâm hồn trẻ thơ vụn vỡ, nên mình cần chú ý nhé mọi người.

2 điều cần tránh khi trẻ mầm non đi học ngày đầu

1. Tránh công kích, thúc ép khi trẻ ăn chậm, không ngủ trưa

Người lớn khi đột ngột thay đổi giờ giấc sinh hoạt còn cảm thấy khó chịu, không quen chứ đừng nói đến trẻ con. Từ tháng 5 năm trước đến nay, tính sơ sơ cũng đã tầm 9 tháng liền các bé ở nhà.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: kknews

Giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ sẽ khác với ở trường. Do đó, việc ép trẻ vào khuôn ngay lập tức khi đi học là điều không thể. Nếu cô giáo hay các bạn cố tình công kích, chê bai bé vì ăn chậm, không ngủ trưa sẽ khiến con tổn thương tâm lý.

2. Tránh cáu gắt, la mắng khi trẻ khóc

Những tháng ở trong nhà suốt vì Cô Vy, người lớn còn muốn trầm cảm chứ đừng nói trẻ con. 9 tháng trời con không được tự do thoải mái ra ngoài chơi như bình thường. Không được gặp bạn bè của con, điều này khiến nhiều đứa trẻ bất ổn tâm lý.

Con cần được thấu hiểu, giải tỏa, trấn an, lắng nghe và các cô giáo, các bạn là nơi rất tốt để con mở rộng tâm hồn của mình trở lại. Nhiều bé dù đã là chồi, lá nhưng có thể vẫn khóc ăn vạ trong ngày đầu mầm non đi học lại.

Vì đa số trẻ em sẽ cảm thấy mất ổn định, căng thẳng và khó khăn khi thích nghi trường lớp. Cả cô giáo và cha mẹ đều cần chuẩn bị tinh thần trước cho việc này. Tránh cáu gắt, giận dữ khi trẻ khóc lóc, mè nheo, không chịu đi học.

Theo các chuyên gia, các giáo viên cần chấp nhận cảm xúc của trẻ dù là tiêu cực hay tích cực. Không có cảm xúc nào là “nên” hay “không nên”, ngoan hay không ngoan.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: baidu – gzzebra

2 điều nên làm khi các con đến lớp ngày đầu tiên

1. Cởi mở, chấp nhận mọi cảm xúc của trẻ

Trong ngày đầu trẻ trở lại trường mầm non sau kỳ nghỉ dài, con rất cần người lớn giúp con thấy thoải mái. Do đó cả phụ huynh và cô giáo phải cởi mở, vui vẻ với con, chấp nhận mọi cảm xúc, hành vi của con.

Chỉ khi cô và mẹ vui vẻ, đối xử nhẹ nhàng với con thì con mới yên tâm mà vào lớp. Chứ cứ nạt nộ, gay gắt thì trẻ càng khóc toáng, nghiêm trọng hơn là đòi nghỉ học luôn hoặc tổn thương nặng về tâm lý.

2. Nên cho trẻ chơi với những vật liệu tạo cảm giác an toàn như lụa, bông

Em xem trên Thanh Niên thấy thạc sĩ Nguyễn Đức Như Thủy, chuyên gia trị liệu chỉ cách trấn an trẻ mầm non cũng hay lắm. Ngày đầu trẻ đi học lại, cô giáo nên cho bé chơi với những đồ chơi mềm, tạo cảm giác an toàn như lụa, bông.

Nghe bảo là sẽ giúp trẻ thấy thư giãn, cảm giác an toàn, được bảo vệ. Mẹ cũng có thể cho bé ôm theo bạn gấu bông thân thương trên đường đến lớp.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: parenting

Theo các giáo viên thì một việc khác cũng quan trọng không kém khi trẻ mầm non đi học lại chính là sự chuẩn bị từ gia đình. Ngay lập tức bắt con đi học sau 9 tháng ở nhà sẽ rất khó cho bé, con dễ bị xáo trộn.

Do đó, để giúp con quen nhịp sinh hoạt ở lớp, ở nhà cha mẹ cần rèn nề nếp lại cho con dần dần đi ạ. Ví dụ như từ giờ đi ngủ, thức dậy, giờ ăn… Chứ đang quen ngủ nướng mà đùng phát 14/2 mẹ gọi con dậy lúc 6h30 thì làm sao con chịu. Chắc chắn con sẽ khóc lóc, ăn vạ.

Dẫu còn đó những nỗi lo thì thông tin trẻ mẫu giáo đi học trực tiếp cũng là một tin vui đầu năm. Hiện việc phòng ngừa Cô Vy đang có những tín hiệu khả quan, coi như cũng đỡ lo phần nào khi quyết định cho con đi trường.

Theo WTT

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X