Con trai nhỏ khóc ra máu, bà mẹ hoảng hốt nghĩ do lỗi tại mình khiến các phụ huynh khác cũng “chột dạ”

Bài chia sẻ của người phụ nữ này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người bởi đa số các ông bố bà mẹ đều đang mắc phải lỗi này.

Giờ đây, ai cũng biết rằng việc dùng các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ có ảnh hưởng không nhỏ nhưng vì mục đích công việc, giải trí, chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng dường như vẫn trở thành “vật bất ly thân” đối với đa số mọi người.

Ngày nay, việc cho trẻ sử dụng các loại thiết bị điện tử để hỗ trợ học tập và vui chơi ngày càng trở nên phổ biến. Thế giới đầy màu sắc, sống đông trong cái màn hình nhỏ ấy không chỉ biến người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng trở thành “con nghiện smartphone”. 

Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra là việc trẻ em dành quá nhiều thời gian để chăm chú vào màn hình của các thiết bị điện tử có thể mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về cả sức khỏe và hành vi của trẻ. Điều dễ dàng nhận thấy sự ảnh hưởng nhất chính là đôi mắt của trẻ, bởi có những đứa trẻ chưa đến 6 tuổi, chưa đi học đã phải đeo chiếc kính cận dày cộp chỉ vì dùng điện thoại quá nhiều.

Mới đây, vào ngày 12/9 vừa qua, một bà mẹ ở Indonesia đã chia sẻ một bài viết khiến nhiều bậc phụ huynh khác “chột dạ” nhưng bác sĩ lại tuyên bố khác.

Con trai nhỏ khóc ra máu, bà mẹ hoảng hốt nghĩ do lỗi tại mình khiến các phụ huynh khác cũng chột dạ - Ảnh 1.

Cậu bé Tsaqib đột nhiên có hiện tượng khóc ra máu khiến chị Fitri Resita Dewi lo lắng.

Cụ thể chị Fitri Resita Dewi chia sẻ hình ảnh con trai nhỏ của mình chảy máu từ mắt mà người ta gọi là hội chứng Haemolacria, một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp trên thế giới, đồng thời cho rằng đó chính là hậu quả của việc sử dụng điện thoại.

Fitri Resita Dewi viết: “Một vài ngày trước, tôi đã đọc tin tức về điều này và nghĩ đó là trò lừa đảo nhưng ai ngờ nó lại xảy ra với con trai tôi. Thằng bé rơi nước mắt đỏ như máu.

Đó là một cú sốc lớn. Đây là lỗi của tôi, khi tôi để Tsaqib chơi với điện thoại di động mà không nghĩ đến tác động của bức xạ. Ban đầu, đôi mắt thằng bé đỏ bừng, và tình trạng ấy diễn ra suốt 3 ngày liền. Tôi đã phải cấm con chơi điện thoại. Vậy nên các bậc phụ huynh cũng nên cảnh giác với vấn đề này”.

Con trai nhỏ khóc ra máu, bà mẹ hoảng hốt nghĩ do lỗi tại mình khiến các phụ huynh khác cũng chột dạ - Ảnh 2.

Chị Fitri Resita Dewi thừa nhận chị thường xuyên cho con sử dụng các thiết bị điện tử.

Thấy vậy, rất nhiều phụ huynh cũng cảm thấy lo lắng vì để con tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Điều các bậc phụ huynh khác băn khoăn là các thiết bị điện tử có thực sự gây ra tình trạng chảy máu mắt như con trai chị Fitri Resita Dewi và lời bà mẹ này cảnh báo. Để trả lời cho câu hỏi này, Asianparent Indonesia đã liên lạc với Tiến sĩ Meta Hanindita, một bác sĩ chuyên khoa nhi để tìm lời giải đáp.

“Đó không phải là sự thật. Bức xạ từ điện thoại di động không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng khóc ra máu”, bà giải thích.

Bác sĩ nhi khoa này đồng thời cũng đưa ra lời cảnh báo: “Mặc dù hiện tượng này không do bức xạ từ điện thoại di động gây ra, nhưng các bậc cha mẹ vẫn cần lưu ý đến việc cho con cái sử dụng điện thoại di động quá nhiều”.

Con trai nhỏ khóc ra máu, bà mẹ hoảng hốt nghĩ do lỗi tại mình khiến các phụ huynh khác cũng chột dạ - Ảnh 3.

Hiện tượng như của cậu bé Tsaqib cũng rất hiếm gặp.

Tiến sĩ Ariani Safira Nurul Akbar là chuyên gia về mắt từ Trung tâm Mắt Jakarta, tại Cinere (Indonesia) cho biết việc sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài có thể gây khô mắt, đặc biệt là ở trẻ em.

“Nếu mắt trở nên khô, nó sẽ trở nên ngứa ngáy và khiến trẻ không ý thức được nên liên tục dùng tay dụi mắt. Vì vậy, đôi mắt của con bạn có thể bị đỏ ngầu lên và thậm chí là bị chảy máu”, bà giải thích với tờ Detik News.

Cũng giống như Tiến sĩ Meta, chuyên gia về mắt, Tiến sĩ Fira, cũng nhắc nhở cha mẹ rằng họ cần phải hạn chế cho con sử dụng điện thoại di động, kể cả ti vi cũng vậy.

Sau lời giải thích của các chuyên gia, bác sĩ, bà mẹ Fitri Resita Dewi đã xác nhận rằng trường hợp của con trai cô không phải do bức xạ từ điện thoại di động. 

Vài ngày sau đó, chị Fitri lại tiếp tục cập nhật tình trạng của con trai mình rằng: “Kết quả đã ổn rồi. Có một màng chắn khiến mắt thằng bé bị đỏ ngầu. Bác sĩ nói rằng đó rất có thể là do virus khiến một mạch máu nhỏ trong mắt bị vỡ tạo thành một màng chắn ngăn tuyến lệ. Bác sĩ đã rửa mắt và chữa trị cho con trai tôi”.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X