𝙺𝚒ể𝚖 𝚝𝚛𝚊 𝚖ẹ 𝚋ầ𝚞 𝚟ỡ ố𝚒, 𝚋á𝚌 𝚜ĩ 𝚟ộ𝚒 𝚋á𝚘 𝚌ấ𝚙 𝚌ứ𝚞, 𝚗ế𝚞 𝚌𝚑ậ𝚖 𝟷 𝚙𝚑ú𝚝 𝚖ấ𝚝 𝚖ạ𝚗𝚐 𝚌ả 𝚑𝚊𝚒

𝙷ơ𝚗 𝟸𝟶 𝚢 𝚋á𝚌 𝚜ĩ đã đượ𝚌 𝚑𝚞𝚢 độ𝚗𝚐 để 𝚌ấ𝚙 𝚌ứ𝚞 𝚗𝚑𝚊𝚗𝚑 𝚗𝚑ấ𝚝 𝚌ó 𝚝𝚑ể, 𝚐𝚒ữ 𝚕ạ𝚒 𝚝í𝚗𝚑 𝚖ạ𝚗𝚐 𝚌𝚑𝚘 𝚑𝚊𝚒 𝚖ẹ 𝚌𝚘𝚗 𝚜ả𝚗 𝚙𝚑ụ 𝚗à𝚢.

“Cảm ơn các bác sĩ đã cứu mạng mẹ con tôi”, chị Liu (34 tuổi, sống tại Chiết Giang, Trung Quốc) vừa sụt sùi nước mắt vừa cầm tay các y tá, bác sĩ tại bệnh viện Nhân dân Kim Hoa nói lời cảm ơn.

Cách đây hơn 10 ngày, chị đang mang bầu 41 tuần, được gia đình đưa đến đây sinh con. Thai kỳ của chị Liu diễn ra suôn sẻ nên đinh ninh sẽ có một ca vượt cạn dễ dàng. Vậy nhưng không phải tự nhiên người xưa có câu “cửa sinh là cửa tử”, ca sinh của phụ nữ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trong trường hợp của chị Liu, ca chuyển dạ ban đầu diễn ra khá bình thường. Chị có những cơn co khoảng 3 tiếng thì ối vỡ. Sau khi chị vỡ ối, bác sĩ vào kiểm tra xem cổ tử cung đã mở được bao nhiêu phân thì hốt hoảng phát hiện nhịp tim thai đang giảm thấp.

Kiểm tra mẹ bầu vỡ ối, bác sĩ vội báo cấp cứu, nếu chậm 1 phút mất mạng cả hai - Ảnh 1

Bác sĩ nhanh chóng cấp cứu cho chị Liu.

“Cấp cứu”, bác sĩ ấn nút báo động đỏ để huy động người trợ giúp trong khi đặt ống thở oxy cho chị Liu. Sau đó, bác sĩ phó khoa lập tức có mặt vì báo động đỏ là để ám chỉ trường hợp cực kỳ nguy hiểm. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói: “Ối trong, không sa dây rốn, tim thai chỉ còn 60, lập tức chuẩn bị mổ cấp cứu”.

Chỉ 1 phút sau, chị Liu đã được đẩy sang phòng mổ. Em bé được lấy ra có chỉ số sinh tồn chỉ 2/10, da tím tái, không khóc. Bác sĩ nhi túc trực tại đó lập tức tiến hành hồi sức tích cực. May mắn thay sau khoảng 30 giây, em bé đã cất tiếng khóc được và da dẻ bắt đầu hồng hào hơn. Bé được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt tại khoa Nhi.

Tuy vậy, khi con trai vừa qua cơn nguy kịch thì huyết áp chị Liu đột ngột giảm sâu. Ban đầu các bác sĩ nghi ngờ chị bị băng huyết sau sinh do máu khó đông nhưng y tá báo cáo lại: “Không, không có tình trạng máu khó đông ở tử cung”.

Bác sĩ phó khoa Sản lập tức kiểm tra lại một lần: “Nhịp tim thai giảm sau khi vỡ ối, huyết áp của sản phụ giảm xuống mức rất thấp sau khi sinh em bé và không có hiện tượng đông máu trong quá trình mổ lấy thai. Là thuyên tắc ối rồi”.

Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa cực kỳ nguy hiểm với tỉ lệ tử vong lên đến 80%. Các y bác sĩ vừa nghe đến 3 từ này đã toát mồ hôi, lập tức đẩy mức độ cảnh báo lên cao nhất. Không chỉ các bác sĩ khoa Sản mà các bác sĩ giỏi nhất tại các khoa Cấp cứu, Gây mê và Phẫu thuật đều được tập hợp nhanh chóng để cấp cứu cho chị Liu.

Kiểm tra mẹ bầu vỡ ối, bác sĩ vội báo cấp cứu, nếu chậm 1 phút mất mạng cả hai - Ảnh 2

Hơn 20 y bác sĩ được huy động cho ca cấp cứu.
Sau 3 giờ phẫu thuật căng thẳng, chị Liu đã giữ được tính mạng sau khi bác sĩ cắt bỏ tử cung. Tổng cộng chị đã mất 6 lít máu và được truyền 10l máu và chế phẩm máu liên tục trong quá trình phẫu thuật. Sau khi ca mổ thành công, bác sĩ nói với chị Liu: “Coi như chị đã được thay máu 2 lần toàn cơ thể đó. Hôm nay chậm 1 phút thôi là mất cả hai mẹ con rồi”.

Bế con trai đầu lòng trong tay, chị Liu vẫn còn run rẩy khi nghĩ đến việc mình đã bước lên lằn ranh sinh tử trong quá trình sinh nở.

Ai có nguy cơ bị thuyên tắc ối?

Thuyên tắc ối là tình trạng nước ối, tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh vụn khác xâm nhập vào máu của mẹ qua đường nhau thai ở tử cung, gây ra phản ứng giống dị ứng, làm suy tim phổi cấp và xuất huyết nghiêm trọng (rối loạn đông máu). Thuyên tắc ối có thể xảy ra ở bất cứ sản phụ nào nhưng các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Mẹ bầu tuổi cao: Nếu sinh con khi trên 35 tuổi thì sẽ có nguy cơ bị bệnh thuyên tắc ối;

– Đa sản, đẻ nhiều lần, đa thai

– Bất thường nhau thai: Nếu có cấu trúc phát triển bất thường trong tử cung khi mang thai sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh thuyên tắc ối;

– Tiền sản giật: Nếu mắc tiền sản giật – huyết áp cao và protein nhiều trong nước tiểu sau tuần 20 – sẽ có nguy cơ bị bệnh thuyên tắc ối;

– Nhau bong non.

– Các yếu tố nguy cơ ở thai: suy thai, thai chết lưu.

Theo: Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X